Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Nhà Đất Thái Bình - Ngôi nhà thuộc tổ 4 phường Trần Hưng Đạo

Ngôi nhà thuộc tổ 4 phường Trần Hưng Đạo


Tổng hợp nhà đất Thái Bình: Trần Anh


Có ngôi nhà thuộc tổ 4 phường Trần Hưng Đạo cần bán, nhà mái tôn xi măng, có mấy gian phòng trọ đang cho thuê, diện tích 75m2, mặt tiền 5m, ngõ bê tông thông thoáng, ô tô đỗ cạnh cửa, 1 đường thông ra đường kỳ đồng, 1 đường thông ra cầu sư phạm. nhà hướng tây bắc.

Giá 970 tr

0978 855 826

nha dat thai binh

nhà đất thái bình


nha dat thai binh

nhà đất thái bình


nha dat thai binh

nhà đất thái bình


nha dat thai binh

nhà đất thái bình


Dự án Diaomond Lotus Quận 8 Phúc Khang

Diaomond Lotus là dòng căn hộ với vị trí còn sót lại hiếm hoi trong trung tâm Tp. Mặt tiền đường Lê Quang Kim ( gần cầu chữ Y) được bao bọc với ngã 3 kênh là Kênh Đôi, Kênh Tẻ và Sông Bến Nghé, song song Đại Lộ Võ Văn Kiệt nằm lõi trung tâm dễ dàng di chuyển đến các khu vực, Q1,Q5,Q11, Phú Mỹ Hưng… nằm ngay khu thương mại trung tâm TP và khu tài chính kinh tế phía Nam TP.


Phối cảnh dự án Diamond Lotus

Với phương châm “ vì nụ cười của bạn làm cuộc sống kỳ diệu hơn” Diamond Lotus
Ra đời để đáp ứng 1 cuộc sống viên mãn và hoàn thiện nhất cho bạn và gia đình bạn
Được bao bọc view 2 sông khách hàng sống tại Diamond Lotus dễ dàng đón ánh nắng và hướng gió tự nhiên vào nhà, đêm xuống được ngắm hình ảnh lung linh huyền ảo sông Bế Nghé như một bức tranh sơn thủy hữu tình sau một ngày làm việc


Phối cảnh dự án Diamond Lotus

Diamond Lotus là căn hộ sinh thái duy nhất tại Tp.HCM với hệ thống công viên trên không, được kết nối 3 tháp nhà với nhau bằng dây văng và hệ thống ánh sáng đẳng cấp trên tầng sân thượng.Mật độ xây dựng 19%, hệ thống cây xanh được bố trí ban công theo hình gợn sóng như lá phổi xanh nơi bạn sinh sống.Mang lại sự đẳng cấp hảnh diện cho khách hàng khi chọn Diamond Lotus, ngoài ra hệ thống công viên nội khu rông hơn 800m đáp ứng mọi hoạt động vui chơi cho bạn và gia đình bạn. Diamond Lotus như ốc đảo xanh ngay trung tâm TP.

Tiện ích nội khu hoàn hảo đáp ứng mọi nhu cầu thiết thực cho quý khách khi chọn Diamond Lotus như: café sân thượng,bar, ăn uống, gym, hệ thống giáo dục thanh niên, trường năng khiếu thiếu nhi, hệ thống cây xanh nhiệt đới, mầm non, sức khỏe y tế, ngân hàng…nên quý khách có thể hài lòng về tiện ích trong Diamond Lotus.



Ngoài ra Diamond Lotus thiết kế sảnh và hành lang được ốp đá hoa cương thể hiện sự tinh tế sang trọng
Hồ bơi thác tràn bờ rộng 350m2 với chiều dài 35m
Hướng căn hộ theo hướng Bắc Nam hướng tốt nhất cho căn hộ

GỔM 3 NHÓM CĂN HỘ CHO KHÁCH HÀNG CHỌN

1.Căn Hộ Deluxe với diện tích 50m2 đến 70m
2.Căn Hộ Suite: từ 70m2 đến 80m2
3.Dremier Suite: lớn hơn 80m2

TIỆN ÍCH DIAMOND LOTUS

1.Sky Park:

Rộng hơn 5000m2 với đầy đủ café, ăn uống, bar trên không

2.Diamond Lotus Center:

Bao gồm gym,spa, sức khỏe trị liệu, thư viện…đáp ứng thông tin cho khách hàng

3.Diamond Louge

Hồ bơi kết hợp giữa 2 tháp nhà với chiều cao 8m thác nước và diện tích rộng 350m chiều dài làn bơi rộng 35m tạo sự kỳ bí hấp dẫn trong hồ bơi.Tất cả được thiết kế như thiên nhiên thu nhỏ vào căn hộ Diamond Lotus

4.Wonderland

Khu vui chơi hoạt động dành cho trẻ nhỏ giúp khách hàng an tâm về việc phát triển thể chất lẫn tinh thần cho đứa con yêu của bạn

5.Học Viện IDL

Đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp cho thanh thiếu niên

6.Guises Bar Lotus

Khu vực du thuyền và bến đã được cấp phép xây dựng

7.Tropica Park

Khí hậu Việt Nam là nhiệt đới gió mùa nên Diamon Lotus được thiết kế rừng nhiệt đới thu nhỏ tại căn hộ bạn sống với thảm thực vật đảm bảo cộng sinh giữa người và cây cỏ thiên nhiên, hệ sinh khí tốt cho ngôi nhà của bạn

8.Lotus Mark

Khu mua sắm thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu phát triển thể chất của bạn
Tất cả các dịch vụ tiện ích tại Diamond Lotus nhằm mong muốn mang lại sức khỏe cho bạn giúp bạn cập nhật thông tin hằng ngày, kết nối tình cảm giữa người với người với nhau tạo ra một cuốc sống viên mãn hạnh phúc một tâm trạng đầy năng lượng. Đó là điều mà Phúc Khang tâm huyết và hướng đến cho bạn

Hãy liện hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp
Hotline: 0916.37.22.33 Ms Nguyệt


Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong | Mua Ban Nha Dat

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Tiền đổ vào dự án nhà cao cấp

Các doanh nghiệp có ý kiến khác nhau về nỗi lo "bong bóng" bất động sản.

Thị trường bất động sản (BĐS) đang có  xu hướng chuyển dịch  đầu tư từ phân khúc trung cấp sang cao cấp, dẫn đến hiện tượng phát triển thị trường không đồng đều.

“Có một yếu tố đáng quan ngại là phân khúc cao cấp đang có chiều hướng phát triển rất nhiều và rất mạnh” - ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), cảnh báo.

Nở rộ phân khúc cao cấp

Thời gian qua hàng loạt dự án cao cấp được khởi công với hàng ngàn căn hộ được chào bán, tập trung ở phía đông TP (quận 2, quận 9) và phía tây sông Sài Gòn (quận 1, quận 4). Nhiều tên tuổi lớn trong phân khúc này như Đại Quang Minh, Novaland, Hưng Thịnh, Him Lam, Vingroup, Phú Mỹ Hưng, Vạn Thịnh Phát, Khang Điền.

dòng vốn FDI cũng có xu hướng chuyển dần sang phân khúc này. Chẳng hạn mới đây, đối tác Nhật đã hợp tác với Nam Long đầu tư dự án Flora Anh Đào ở quận 9 với giá bán từ 1,3 tỉ đồng/căn. sau khi được quỹ Creed Group (Nhật) đầu tư 200 triệu USD, Công ty An Gia cho biết sẽ đưa ra thị trường khoảng 10.000 căn hộ cao cấp.

Ông Bùi Cao Nhật Quân, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Novaland, cho hay công ty được rót vốn và hợp tác từ ba nhà đầu tư lớn là VinaCapital, Dragon Capital và một tập đoàn tài chính khác. Trong năm 2015 công ty sẽ tiếp tục giới thiệu ra thị trường bảy dự án mới.

Lý giải nguyên nhân, các doanh nghiệp BĐS cho rằng kinh tế Việt Nam có nhiều dấu hiệu tích cực, đồng tiền Việt Nam không bị mất giá nhiều.

Bên cạnh đó, các chính sách đầu tư thông thoáng, thanh toán linh hoạt nên các nhà đầu tư mạnh dạn đưa ra các dự án nhà ở cao cấp.

Khách hàng tìm mua căn hộ. Ảnh: QUANG HUY

Thiếu nhà bình dân

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu thông tin phân khúc nhà ở bình dân, nhà ở xã hội, nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ vẫn cung không đủ cầu. Đó là những căn hộ 1-2 phòng ngủ với giá bán vừa túi tiền (trên dưới 1 tỉ đồng/căn) đáp ứng nhu cầu của người có thu nhập trung bình và thấp.

Điều nghịch lý là dù phân khúc này đang thiếu nhưng lại có rất ít doanh nghiệp đầu tư. Số dự án nhà ở bình dân, nhà ở xã hội được khởi công xây dựng khiêm tốn, trong khi các dự án cao cấp rầm rộ được khởi công.

nhiều ý kiến cho rằng làm dự án giá rẻ, lợi nhuận không cao nên các chủ đầu tư không mặn mà. Ngoài ra, do trước đây làm diện tích lớn, muốn chuyển sang nhà bình dân thì phải điều chỉnh diện tích nên chưa thể làm.

Vốn đầu tư có thể “chết”?

Trước tình trạng phát triển “lệch pha”, nhiều chuyên gia đã lo ngại nguy cơ bong bóng thị trường BĐS có thể quay lại, thậm chí lo cung vượt cầu dẫn đến tồn kho BĐS cao cấp sẽ khiến doanh nghiệp “chết”.

Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành, nhìn nhận hiện thị trường BĐS đang xuất hiện hiện tượng mất cân đối cung cầu nghiêm trọng. đặc biệt khi luật mở cửa cho phép Việt kiều, người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam, phân khúc cao cấp khá nhộn nhịp.

“nguồn cung BĐS cao cấp sắp đưa ra thị trường tăng quá nhanh, cao hơn nhiều so với nhu cầu, không phù hợp với số đông dân cư thu nhập thấp. Do đó, vốn đầu tư có thể “nằm chết” tại các dự án này nếu thị trường không đủ sức tiêu thụ lượng hàng quá lớn” - ông Nghĩa phân tích.

Tuy nhiên, ông Lê Hoàng Châu phân tích bong bóng BĐS thường chỉ có thể xuất hiện khi hội tụ các yếu tố như: Nền kinh tế phát triển quá nóng; buông lỏng chính sách tín dụng, cấp tín dụng dễ dãi; phát triển lệch pha trên thị trường BĐS, thường xảy ra tại phân khúc cao cấp; các nhà đầu cơ găm hàng, làm giá, kích động, tạo nhiều đợt sóng đẩy giá ảo trên thị trường BĐS…

“Đối chiếu thực tế với các yếu tố nêu trên, tôi chưa thấy có nguy cơ xảy ra bong bóng BĐS trong năm 2015 và có thể cả năm 2016” - ông Châu nhận định.

Một số nhà đầu tư cho hay để tránh xảy ra bong bóng BĐS thì bên cạnh phát triển phân khúc cao cấp, họ cũng chú ý đến thị trường căn hộ phân khúc trung cấp và bình dân. Nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu lớn sẽ là cơ hội bán hàng tốt.

Vốn ngoại chảy mạnh vào bất động sản

- Báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho hay trong tám tháng đầu năm, lĩnh vực kinh doanh BĐS tiếp tục đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, có 18 dự án đăng ký mới và bảy lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm hơn 1,8 tỉ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

- Theo Bộ Xây dựng, tính đến ngày 20-8, tổng giá trị tồn kho BĐS còn khoảng 60.299 tỉ đồng, giảm 3.444 tỉ đồng so với tháng liền kề trước đó. Tổng số hàng tồn kho tại TP Hà Nội khoảng 7.768 tỉ đồng, giảm 9.292 tỉ đồng so với quý I-2013, tương đương hơn 54%. Tồn kho tại TP.HCM còn khoảng 11.658 tỉ đồng, giảm 59% so với quý I-2013, tương đương 17.084 tỉ đồng.

Thêm 60.000 căn hộ mới

HoREA đưa ra dự báo nguồn cung trên thị trường BĐS TP.HCM từ nửa cuối năm 2015 và trong năm 2016 sẽ tăng mạnh, đón nhận thêm khoảng 60.000 căn hộ mới của 90 dự án hiện có và các dự án dự kiến sẽ triển khai, trong đó có rất nhiều dự án cao cấp.




Theo Pháp Luật TP




Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong | Mua Ban Nha Dat

Nghịch lý nhà ở sinh viên

Nhà ở sinh viên đang thiếu nghiêm trọng nhưng khi đưa vào sử dụng lại bị một số chủ đầu tư lấn chiếm khai thác. Trong khi đó, được đầu tư từ ngân sách Nhà nước, nhiều nhà ở sinh viên khang trang, sạch sẽ lại thưa thớt người ở, gây lãng phí lớn cho xã hội.



Làng sinh viên Hacinco đang bị chính chủ đầu tư “chiếm dụng”. Ảnh: Như Ý.

Nhà hàng, quán bar “đá” sinh viên

Làng sinh viên Hacinco (Thanh Xuân, Hà Nội) là mô hình nhà ở sinh viên đầu tiên trên địa bàn Hà Nội do Cty Xây dựng số 2 (Handico 2) làm chủ đầu tư. Có mặt tại đây dễ thấy tấm biển làng sinh viên lọt thỏm trong vô số những tấm biển quảng cáo đủ sắc màu như: 8X Café, Galaxy...

Tại cổng số 1, mặt đường Ngụy Như Kon Tum được tận dụng làm quán cà phê, cửa hàng thuốc, nhà hàng ăn. Mặt sau, phía cổng hướng ra đường Lê Văn Thiêm cũng thành nhà trẻ, các công ty thuê làm văn phòng. Trong khuôn viên làng sinh viên, nhà hàng, quán bar, dịch vụ đủ kiểu mọc lên như nấm. Được biết, để thuê nhà trong khu này, nhiều sinh viên phải làm hồ sơ vất vả. Hiện, có hàng nghìn sinh viên muốn thuê nhưng lượng phòng có hạn.

Chị Ngô Thị Thủy, sinh viên sống trong Làng sinh viên Hacinco chia sẻ: “Tôi thấy khu nhà ở sinh viên bây giờ bị thương mại hóa nhiều quá. Trong khi ký túc xá thiếu nhà sinh hoạt, thư viện, nhưng văn phòng, quán mọc lên dưới chân toà nhà”.

Ông Đinh Đại Cồ, Giám đốc Xí nghiệp Dịch vụ và Kinh doanh nhà Làng sinh viên Hacinco cho biết: Hiện tại có 3.450 sinh viên đang cư trú tại đây. Mức giá thuê phòng dao động từ 250.000 - 350.000 đồng/tháng.

Theo ông Cồ, 6 căn hộ tại nhà A có thiết kế cũ không phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tức là căn hộ lên đến 150 m2, cho 24 người ở nhưng chỉ có 2 nhà vệ sinh gây bất tiện cho sinh hoạt. Chính vì vậy, Ban quản lý Làng sinh viên Hacinco cho một số công ty thuê lại làm văn phòng.

Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Làng sinh viên Hacinco được xây dựng bằng chính nguồn vốn do chủ đầu tư bỏ ra. “Cho thuê văn phòng, làm nhà hàng... đều sai so với mục tiêu ban đầu làm nhà ở sinh viên. Tuy nhiên, chủ đầu tư không thu hồi được vốn, doanh nghiệp khó khăn nên họ phải tự xoay xở cắt xén chỗ ở sinh viên để làm dịch vụ”, vị này nói.

Tốn tiền xây rồi để ế

Khu nhà ở sinh viên tại Pháp Vân (Tứ Hiệp, Hoàng Mai, Hà Nội) có sức chứa hơn 10.000 chỗ ở được đưa vào sử dụng từ tháng 1/2015 với 3 khối nhà lại thưa thớt, vắng đến kinh ngạc. Mỗi phòng rộng gần 57m2, được trang bị đầy đủ thiết bị như bình nóng lạnh, vòi tắm hoa sen, bàn học, giường tầng, có lắp đầu chờ điều hòa...

Theo quy định, một phòng có 8 người ở với giá thuê là 205.000 đồng/người/tháng (chưa bao gồm giá điện, nước). Sau 8 tháng đi vào hoạt động, số sinh viên chuyển đến ở chỉ khoảng gần 500 người (tương đương 5% công suất khu nhà).

Ông Lê Phúc Lợi, Trưởng ban Quản lý Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân cho hay: “Khu nhà này không hút khách do giao thông không thuận lợi. Tính tới thời điểm này, mới chỉ có 1 tuyến xe buýt duy nhất đi vào Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp”.

Cũng theo ông Lợi, Ban Quản lý đề nghị UBND TP Hà Nội nghiên cứu tăng cường các tuyến xe buýt hoạt động qua Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp. Đặc biệt là tuyến xe buýt chạy dọc đường Giải Phóng qua các trường đại học: Xây dựng, Đại học Kinh tế, Đại học Bách khoa… Có như vậy mới hy vọng thu hút được sinh viên các trường đại học này tới ở tại đây.

Hiện, ngoài 3 khối nhà đã đưa vào sử dụng, những khu nhà ở sinh viên khác (Pháp Vân, Tứ Hiệp) đã xây xong phần thô 2 khối nhà thì hết vốn. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trước mối lo ngại công tác bố trí vốn gặp nhiều khó khăn, để giảm tải áp lực về nhu cầu vốn cho dự án, cơ quan này đã kiến nghị chuyển đổi hạng mục nhà A3 thuộc Pháp Vân, Tứ Hiệp từ nhà ở sinh viên sang loại hình nhà xã hội để bán cho người khó khăn về nhà ở trên địa bàn.

Nếu áp dụng phương án này sẽ thu hồi được khoảng 110 tỷ đồng để thanh toán cho đơn vị thi công và đầu tư cho các hạng mục còn lại. Theo Sở Xây dựng, khi chuyển đổi hạng mục nhà A3 từ nhà ở sinh viên sang căn hộ để bán sẽ phải điều chỉnh công năng công trình cho phù hợp mục đích sử dụng.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Trí Dũng cho rằng: “Với 2 khối nhà xây dựng dở dang nếu ngân sách tiếp tục bỏ vốn nhưng khi hoàn thành không ai vào ở thì rất lãng phí. Chúng tôi đề xuất chuyển sang nhà ở xã hội để phục vụ cho người nghèo đô thị đang thiếu và cần thiết không khác gì nhà ở sinh viên (người nghèo đô thị, sinh viên, công nhân đều nằm trong Chiến lược phát triển nhà ở được Bộ Xây dựng quan tâm - PV). Đồng thời, nhà nước sẽ thu hồi được vốn đang đọng tại dự án”, ông Dũng nói.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, mục tiêu phát triển nhà ở đến năm 2020, TP Hà Nội phải hoàn thành đầu tư xây dựng 1,34 triệu m2 sàn nhà ở học sinh, sinh viên, đến nay đã đầu tư được 360 nghìn m2 sàn và cần tiếp tục đầu tư 980 nghìn m2 sàn.


Theo Tiền phong

BĐS Hà Nội: Vàng mất giá, sinh lời nhờ mua đất ven đô

Vào những ngày cuối tuần, nhiều tuyến đường vành đai ra khỏi trung tâm TP. Hà Nội gần như chật cứng xe cộ với hàng trăm chiếc ô tô nhích từng mét, nối thành hàng dài. Nguyên do một phần của tình trạng trên cũng là bởi một xu thế mới đang dần hình thành với người dân ở đây, đó là nghỉ cuối tuần ở vùng ven đô.

Đã cách đây rất râu, khi nhiều cao tốc kết nối giao thông giữa các vùng lân cận và khu vực nội đô được hình thành, trao lưu mua nhà ven đô đã xuất hiện. Mặc dù vậy, một phần nhu cầu này đã hạ nhiệt sau khi cơn sốt bất động sản (BĐS) diễn ra. Trong thời gian trở lại đây, cũng bởi nhiều dự án lớn lần lượt bung hàng, xu hướng này đã có dấu hiệu hồi phục trở lại.

Phó chủ tịch CEN Group, ông Phạm Thanh Hưng, nhận định, những người có nhiều tiền thường mong muốn tận hưởng một cuộc sống trong lành, an toàn cho gia đình và bản thân. Bởi vậy, với giới nhà giàu Thủ đô thì các khu đô thị vùng ven là một trong những lựa chọn khá hấp dẫn.

Qua khảo sát ở nhiều dự án ven Hà Nội, cho thấy, kết quả giao dịch tại những dự án này hầu hết đều có kết quả tương đối khả quan. Tại dự án V-Green City Phố Nối, 30ha trong giai đoạn I với giá bán từ 4,5-10 triệu đồng/m2 của dự án cũng đã bán gần hết. Trong khi đó, ở huyện Thường Tín, Khu nhà ở và thương mại Duyên Thái cũng đang chào bán những sản phẩm của mình với giá 1-2,5 tỷ/căn.

Dự án Xanh Villas ở huyện Thạch Thất nằm cách khoảng 30km so với trung tâm Hà Nội cũng bán thành công 200/400 căn biệt thự song lập và đơn lập. Dự án Aqua Bay vào tháng 6 mới đây cũng chính thức mở bán 4 mẫu nhà phố thương mại và biệt thự song lập.


Các chuyên gia tính toán rằng, đầu tư vào phân khúc đất nền giá rẻ tại những tỉnh lân cận
Hà Nội sẽ có khả năng sinh lời cao từ 20-50%

Tổng giám đốc VNG, ông Vũ Văn Thành, đánh giá, khách hàng Hà Nội trong thời gian qua rất quan tâm đến phân khúc đất nền ven đô. Điểm khác biệt của thị trường hiện tại đó là nhà đầu tư đã không ngoan hơn khi chỉ mua những sản phẩm thuộc dự án có pháp lý rõ ràng và mang nhiều giá trị tiềm năng thay vì mua đất bằng mọi giá so với thời gian trước.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, đầu tư vào đất nền giá rẻ tại những tỉnh lân cận thủ đô sẽ có khả năng sinh lời lớn từ 20-50%, điển hình là với những khu vực có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và giao thông phát triển. Không những vậy, cuối năm nay, khi tuyến đường 5B đi vào hoạt động, khoảng các từ Hà Nội tới những dự án BĐS ven đô sẽ được rút ngắn xuống chỉ còn khoảng 18km, tương ứng với 15 phút di chuyển bằng ô tô.

Về nguyên nhân cho việc quay trở lại của người mua, đại diện sàn BĐS 24h, ông Nguyễn Quang Hùng nhận định, đa phần khách hàng đều có nhu cầu thực. Hiện tại, giá bán trên thị trường khá hấp dẫn và hiện tượng đầu cơ ảo như trước cũng gần như không còn.

Theo khảo sát thị trường biệt thự liền kề ở những khu vực lân cận như Trung Văn, Cầu Giấy, Mỹ Đình,…đều cho thấy, giá chào bán đối với biệt thự có diện tích từ 100-130m2 của giới đầu tư thứ cấp dao động trong khoảng 97-115 triệu đồng/m2. Những khu vực xa hơn như Cổ Nhuế, Phạm Văn Đồng...giá bán cũng xê dịch trong khoảng 80-97 triệu đồng/m2.

Với những dự án có lợi thế về kết nối hạ tầng giao thông, giá cả và thanh khoản cũng đang tăng khá mạnh. Dù không gần khu vực trung tâm nhưng nhờ sự thuận tiện trong kết nối giao thông, người mua nhà đã dành nhiều sự quan tâm hơn cho các dự án tại những quận vùng ven.

Khảo sát của CBRE Việt Nam gần đây cũng cho thấy, tại phân khúc nhà liền kề, biệt thự ở Hà Nội, trong 4 quý vừa qua, xu hướng tăng giá thứ cấp vẫn tiếp tục được duy trì. Theo đánh giá CBRE, cũng bởi phần lớn những người mua nhà gần đây đều là để ở, nên họ không chỉ chú trọng nhiều hơn đến vị trí dự án mà còn quan tâm đến cảnh quan xung quanh và các dịch vụ tiện ích sẽ được hưởng trong thời gian sống tại đây.

Thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ phục hồi

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s của Mỹ trong một báo cáo mới đây của mình đã đưa ra dự đoán, từ nay đến cuối năm, nhờ lượng bán nhà chưa bán giảm và doanh số bán nhà tăng, sức ép lên giá nhà mới ở Trung Quốc có thể sẽ giảm dần.


Theo Moody’s, trong tháng 7/2015, giá bán nhà tại Trung Quốc tiếp tục phục hồi ở 70 TP lớn nhất của quốc gia này. So với sự ghi nhận đà giảm của 34 TP hồi tháng 6, trong tháng 7 con số này chỉ còn 29 TP. Đặc biệt, sự hồi phục mạnh nhất diễn ra ở các TP Bắc Kinh, Thâm Quyến và Thượng Hải, lần lượt tương ứng với 1,2%, 24% và 3,6%.

Dù tổng số lượng nhà chưa bán được tại nước này vẫn giữ ở mức cao, song ở một vài TP như Hạ Môn và Hàng Châu, nguồn cung nhà ở cũng đã giảm trong tháng 7.

Moody’s cũng cho biết, nhờ các chính sách được triển khai bởi Chính phủ từ nửa cuối năm 2014, doanh số bán nhà tại Trung Quốc trong thời gian tới sẽ tăng lên.


Sức ép lên giá nhà mới tại Trung Quốc có thể sẽ giảm dần

Những chính sách trên bao gồm việc giảm một phần tiền trả trước, tăng cho vay thế chấp khi mua nhà; giảm lãi suất cho vay thế chấp ngân hàng cho người mua nhà đã qua sử dụng. Nhờ đó, không những doanh số bán nhà sẽ tăng trong 12 tháng sắp tới, đà tăng trưởng ổn định của thị trường BĐS Trung Quốc cũng sẽ được duy trì trong vòng nửa cuối năm 2015.

Thế nhưng, Moody’s cũng đưa ra cảnh báo, động thái vừa qua của Bắc Kinh về việc hạ giá đồng nhân dân tệ chắc chắn sẽ đặt ra thách thức khá lớn với giới đầu tư BĐS nước này trong tương lai gần, khi họ vốn đã phải đối mặt với một khoản nợ ngoại tệ lớn, đa số là bằng đồng đô la Mỹ.

Nhà kinh tế trưởng Zhao Yang cũng nhận định trước đó, so với cùng kỳ năm ngoái, doanh số bán nhà sẽ tăng trong quý II/2015; không những vậy, giá nhà ở tại những TP lớn cấp 3 và cấp 4 cũng sẽ thoát "đáy".

Ông Zhao cho rằng, đầu tư BĐS chiếm khoảng 20% GDP Trung Quốc, trong 4 tháng đầu năm 2015 đã tăng trưởng chậm lại và trong cả năm có thể sẽ chỉ tăng dưới 5%, so với mức tăng cùng kỳ 10,5% năm 2014.

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Ðịa ốc có rung lắc trước biến động tỷ giá?

Theo các chuyên gia và doanh nghiệp địa ốc tại TP.HCM, việc tăng tỷ giá với biên độ +/-3% đã có tác động đến thị trường bất động sản, giá bán có tăng lên, nhưng không đáng lo, bởi từ nay đến cuối năm vẫn có nguồn cung dồi dào ra thị trường.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HOREA) cho rằng, thị trường bất động sản của Việt Nam có đặc thù là hầu hết các dự án đều sử dụng vật liệu xây dựng, thiết bị nội, ngoại thất… có nguồn gốc từ Trung Quốc, do đó, trong bối cảnh hiện nay, thị trường này chắc chắn chịu sự tác động.

“Trong ngắn hạn, các dự án địa ốc sử dụng vật liệu xây dựng và các thiết bị nội, ngoại thất được nhập khẩu từ Trung Quốc đang được hưởng lợi”, ông Châu nói và nhìn nhận, nếu trong dài hạn đồng nhân dân tệ tiếp tục mất giá và giá dầu thô cũng giảm thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế trong nước. Hệ quả là GDP sẽ giảm, sản xuất bị đình trệ, tình trạng thất nghiệp gia tăng… Riêng đối với lĩnh vực bất động sản, khoản đầu tư mua nhà ở của người dân sẽ giảm, do đó sẽ giảm cầu, ảnh hưởng đến toàn thị trường.



Việc tăng tỷ giá sẽ không tác động nhiều đến thị trường địa ốc

Phân tích kỹ hơn về các phân khúc chịu ảnh hưởng của việc tăng tỷ giá, bà Trần Ngọc Chi, Quản lý bộ phận nghiên cứu và tư vấn của C&W Việt Nam cho rằng, các phân khúc căn hộ, văn phòng và bất động sản bán lẻ chịu nhiều tác động nhất. “Tỷ giá đẩy lên cao sẽ tác động đến lãi vay, vì đây là công cụ để bảo vệ tỷ giá hối đoái trước sự biến động nhanh chóng của các luồng vốn trên thị trường quốc tế và trước những thiếu hụt trong cán cân thanh toán quốc tế. Khi đó, các dự án vay vốn ngân hàng sẽ phải chịu mức lãi suất cao. Đây cũng là một phần chi phí đầu vào không nhỏ của mỗi dự án bất động sản”, bà Chi phân tích.

Ở góc độ khác, đại diện của CBRE Việt Nam lại cho rằng, sự điều chỉnh tỷ giá sẽ không có tác động nhiều đến thị trường bất động sản của Việt Nam, do ít chịu tác động của dòng vốn nước ngoài. Cụ thể, các chủ đầu tư trong nước chiếm hơn 90% nguồn cung căn hộ bán trên thị trường, nên họ vẫn là yếu tố chủ đạo, dẫn dắt thị trường.

Phần lớn các chủ đầu tư địa ốc TP.HCM đều tỏ ra thận trọng, song cũng cho rằng việc tăng tỷ giá là không đáng lo. Theo các doanh nghiệp thì xu hướng hiện nay là toàn thị trường đang ấm lên. Do đó, dù không có tác động của tỷ giá thì xu hướng từ nay đến cuối năm giá bán ở hầu hết các phân khúc đều tăng lên.

Theo ông Châu, các doanh nghiệp hiện nay đều đã “ngấm” bài học từ các giai đoạn “bong bóng” của thị trường bất động sản những năm 2007 và 2010. Do đó, họ sẽ đưa ra giá bán phù hợp với những diễn biến của thị trường. “Chỉ trong trường hợp đồng nhân dân tệ tiếp tục bị phá giá ở mức 10% và giá dầu giảm xuống mức 32 USD/thùng thì mới thực sự có những biến động lớn trên thị trường bất động sản”, ông Châu phân tích.

Theo Đầu tư

Số doanh nghiệp ngành BĐS thành lập mới tăng cao

Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch & Đầu Tư) vừa có báo cáo về tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 8 tháng đầu năm 2015. Theo đó, trong 8 tháng đầu năm 2015, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới thuộc ngành bất động sản (BĐS) đã tăng 80,2% so với cùng kỳ 2014.


Số lượng doanh nghiệp ngành BĐS thành lập mới tăng vọt trong 8 tháng đầu năm 2015. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet


Theo thống kê, tính riêng trong tháng 8/2015, có 9.301 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng ký là 55.154 tỷ đồng, tăng 41% về số doanh nghiệp và tăng 41,9% về số vốn đăng ký so với tháng 7/2015.

Trong đó, tỷ trọng vốn đăng ký bình quân của một doanh nghiệp là 5,9 tỷ đồng, tăng 0,7% so với tháng trước. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là 129.800 người, tăng 41,1% so với tháng trước. Số doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động trên cả nước là 834 doanh nghiệp, tăng 11,5% so với tháng 7/2015.

Cả nước có 7.595 doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh, tăng 27,9% so với tháng trước. Trong đó có 1.460 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn và 6.135 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.

Trong 8 tháng qua, có 39.056 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 11.248 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn và 27.808 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.

Riêng lĩnh vực kinh doanh BĐS, trong 8 tháng đầu năm 2015, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đã tăng 80,2% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp giải thể đã giảm 26,5%; số doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngưng hoạt động là 390 doanh nghiệp, giảm 21,4%; số doanh nghiệp trở lại hoạt động giảm 5,8% so với cùng kỳ 2014.


Theo Báo Đầu tư Online

Hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội dự án Bright City tăng từng ngày

Ngày 22/8/2015 vừa qua, Liên minh các sàn giao dịch bất động sản: Hưng Gia Land, HT Land, Hội quán Bất động sản đã tổ chức buổi lễ công bố và tiếp nhận đăng kí mua nhà ở xã hội dự án Bright City trước sự chứng kiến của đông đảo khách hàng và các cơ quan báo chí.


Tại buổi lễ, dự án nhà ở xã hội Bright City được chủ đầu tư (Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long) giới thiệu đến công chúng là tổ hợp 4 tòa nhà 35 tầng nằm trên quốc lộ 32 trọng yếu (chỉ cách Cầu Giấy 5km) được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 14350m2 với khối đế gồm 6 tầng làm trung tâm thương mại, nhà trẻ, khu vực sinh hoạt công cộng… các căn hộ được bố trí hợp lí từ tầng 7 tới 35. Dự án được thiết kế đa dạng về diện tích từ 44.4m2 đến 70m2 với 2 phòng ngủ nhưng vẫn đảm bảo được tính khoa học trong căn hộ, đảm bảo tận dụng đủ sáng, đủ gió, tận dụng tối đa không gian và các yếu tố tự nhiên.


Buổi tiếp nhận đăng ký mua nhà ở xã hội Bright City thu hút đông đảo khách mời, các cơ quan báo chí


Dự án Bright City nằm trong gói vay 30.000 tỷ theo Nghị Quyết Số 02/NQ-CP của Chính Phủ, được Ngân hàng BIDV Tây Hà Nội cho vay lên đến 80%, cùng chế độ thanh toán rất linh hoạt của các nhà phân phối chính thức (chia thành 8 lần) sẽ giúp cho người mua giảm được nhiều áp lực, tăng niềm tin khi mua nhà. 

Đến dự buổi lễ với mong muốn sẽ sở hữu được căn hộ tại Bright City, chị Nguyễn Vân Anh ở Hòa Bình chia sẻ: “Vợ chồng tôi là người ngoại tỉnh, thu nhập không cao, đang công tác và tạm trú tại Nam Từ Liêm. Khi biết tin dự án Bright City chính thức mở bán các căn hộ có diện tích phù hợp nhu cầu sử dụng với mức giá hợp lí tôi đã nộp hồ sơ đăng kí ngay”.



Buổi lễ đã diễn ra trong không khí phấn khởi, có rất nhiều câu hỏi, mối quan tâm về chất lượng xây dựng, tiến độ hoàn thiện... của khách hàng đã được đặt ra. Chủ đầu tư cam kết đến 30/9/2015 sẽ hoàn thành móng 04 tòa nhà (hiện tại đã xong móng gần 3 tòa), bàn giao nhà vào quý III/2017 cho khách hàng dưới sự bảo lãnh tiến độ của Ngân hàng BIDV. Đơn vị phân phối cho biết đã có hơn 200 khách hàng có đầy đủ hồ sơ đăng kí, từ thời điểm công bố dự án tới nay con số khách hàng đăng kí gửi hồ sơ từ các cơ quan ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân tại Hà Nội là gần 1000 người và vẫn không ngừng tăng lên. Điều này chứng tỏ nhu cầu sở hữu nhà ở xã hội đang khá cao. Đáp lại sự mong mỏi của khách hàng, đơn vị phân phối cũng khẳng định sẽ tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình khách hàng trong khâu hoàn thiện hồ sơ, thủ tục mua nhà, góp phần làm bình ổn thị trường bất động sản phía Tây thủ đô nói riêng, Hà Nội nói chung.


(Theo Bất động sản Hưng Gia)



Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong 

Tồn kho BĐS Tp.HCM giảm mạnh trong vòng 3 năm

Lượng hàng tồn kho trên thị trường bất động sản (BĐS) Tp.HCM vào thời điểm cuối năm 2012 là 14.490 căn. Thời điểm hiện tại, có 11.088 căn đã được thị trường tiêu thụ, đạt tỷ lệ 76,5%.


Trên địa bàn Tp.HCM, trong tháng 7/2015 đã có 20 dự án thông báo huy động vốn với tổng số tiền 17.624 tỷ đồng, quy mô 11.775 căn hộ và nền đất.

Báo cáo tổng kết tình hình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2015 của UBND Tp.HCM cho biết, lĩnh vực BĐS trong giai đoạn 2011-2013 có tốc độ tăng trưởng âm bởi chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới và của cả Việt Nam. Mặc dù vậy, thị trường đã ấm dần lên khi bước sang năm 2014 và đạt tốc độ tăng trưởng 9%.


Sau 3 năm, lượng hàng tồn kho trên thị trường BĐS Tp.HCM đã giảm đáng kể

Hiện tại, với mức tăng trưởng đạt 8%, thị trường BĐS Tp.HCM đã ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ và tăng trưởng rõ nét, đồng thời cũng chiếm tỷ trọng 5,5% trong ngành dịch vụ. Qua đây có thể thấy, các thị trường khác như vật liệu xây dựng, lao động, tài chính đang chịu sự tác động mạnh mẽ của thị trường BĐS. Đặc biệt, ngân sách của Tp.HCM nhờ đó cũng được tăng lên đáng kể.

Không những vậy, hạn mức tín dụng cam kết cho vay từ gói ưu đãi 30 nghìn tỷ đồng từ đầu năm 2015 đến nay đã đạt hơn 1.4000 tỷ đồng cho 2.449 khách hàng vay (so với giai đoạn 2013-2014 tăng 10%); giải ngân so với giai đoạn 2013-2014 là 75%, đạt 866,82 tỷ đồng. Lũy kế đến ngày 30/6/2015, trên địa bàn TP, hạn mức tín dụng cam kết cho vay là 3.353,72 tỷ đồng với 4.677 khách hàng vay. Trong đó 2.645,72 tỷ đồng cho 4.674 cá nhân vay và 708 tỷ đồng cho 3 doanh nghiệp vay. Tốc độ giải ngân đạt 2.009 tỷ đồng.

Hiện có 9 dự án trên địa bàn TP được chuyển từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với 8.175 căn; 1 dự án với 360 căn được chuyển đổi sang bệnh viện 500 giường và 11 dự án được điều chỉnh từ diện tích lớn sang diện tích nhỏ với 7.774 căn.

UBND Tp.HCM cho biết, thị trường BĐS tăng trưởng tốt cũng một phần nhờ vào quá trình đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông ở tất cả 4 hướng phát triển của TP. Như về khu vực phía Đông TP, có Cụm khu đô thị và khu công nghiệp cảng Hiệp Phước; đường cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây; dự án mở rộng xa lộ Hà Nội;… đã khiến thị trường BĐS tại khu vực này đang diễn ra ngày một “nóng”.

Sắp tới, hệ thống hạ tầng sẽ được TP tập trung phát triển tại khu vực Tây Bắc (đã được phê duyệt quy hoạch phân khu 1/2000), Khu vực phía Nam sẽ được tăng quỹ đất phát triển, đồng thời, vào năm 2020 sẽ thành lập khu kinh tế đặc biệt Tp.HCM. Những chiến lược trên sẽ tạo ra một sức hút mới hấp dẫn đối với các doanh nghiệp địa ốc đổ về đây.

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Bất động sản đón dự án FDI tỷ đô

Trong 8 tháng đầu năm 2015, với 1,82 tỷ USD tăng thêm và cấp mới, lĩnh vực bất động sản (BĐS) vẫn duy trì vị trí thứ 2 trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI).

Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 8 tháng đầu năm và tháng 8/2015 vừa được công bố bởi Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & đầu tư).

BĐS vẫn là một lĩnh vực thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào mạnh mẽ. So với tổng số vốn tăng thêm và đăng ký cấp mới đầu tư vào Việt Nam là 13,33 tỷ USD, lĩnh vực bất động sản đã chiếm 13,7% với 7 dự án tăng vốn và 18 dự án đăng ký mới với tổng vốn đầu tư tăng thêm và đăng ký cấp mới là 1,82 tỷ USD. Đứng ngay sau đó là lĩnh vực bán buôn bán lẻ.


Trong 8 tháng đầu năm 2015, lĩnh vực bất động sản đã thu hút 1,82 tỷ USD tăng thêm và cấp mới

Trong 18 dự án BĐS đó, không ít dự án có số vốn đầu tư lên tới hàng tỷ đô la Mỹ.

Đơn cử như Dự án Empire City (Thủ Thiêm) tổng vốn đầu tư là 1,2 tỷ USD của Công ty TNHH liên doanh thành phố Đế Vương. Đây là liên doanh giữa Công ty TNHH BĐS Trần Thái Liên và Công ty cổ phần BĐS Tiến Phước với nhà đầu tư Denver Power Ltd (Anh).

Với dự án này, Anh đã là quốc gia đứng vị trí thứ 2 với việc chiếm 9,39% tổng vốn đầu tư cùng số vốn tương 1,25 tỷ USD. Trong khi đó, Hàn Quốc dẫn đầu với tổng số vốn tăng thêm và đăng ký cấp mới chiếm 39,5% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam, đạt 5,26 tỷ USD, chiếm .

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến Dự án Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai tại Khu công nghiệp Đồng Nai được đầu tư bởi nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ với tổng vốn lên tới 660 triệu USD. Mục tiêu của dự án này là sản xuất và gia công các loại sợi.

Dự án Công ty TNHH Worldon (Việt Nam) với mục tiêu sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp do BritishVirginIslands làm chủ đầu tư với tổng vốn 300 triệu USD.

Cùng với đó, Dự án Công ty SamSung Display Việt Nam cũng được đổ vào 3 tỷ USD. Số vốn ban đầu của dự án khi mới được cấp phép năm 2014 là 1 tỷ USD. Đây là dự án được đầu tư tại KCN Yên Phong 1, tỉnh Bắc Ninh với mục tiêu lắp ráp, sản xuất, gia công, bán hoặc tiếp thị các loại màn hình.


Theo Trí thức trẻ

ACV sẽ làm chủ đầu tư dự án sân bay Long Thành

Mới đây, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao làm chủ đầu tư của Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.



Dự án Sân bay quốc tế Long Thành sẽ do Tổng công ty
Cảng hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư

Xét theo đề nghị của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính, Thủ tướng đã đồng ý giao dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư.

Trước khi báo cáo Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định của pháp luật, ACV sẽ tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 của dự án để trình Thủ tướng Chính phủ thông qua việc sử dụng kinh phí từ nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp.

Trước đó, vào sáng 25/6/2015, Dự án sân bay quốc tế Long Thành đã được chính thức được thông qua bởi Quốc hội.

Huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai sẽ là nới triển khai dự án. Mục tiêu của dự án sân bay Long Thành là xây dựng đạt cấp 4F theo phân cấp của ICAO - Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế; đồng thời trở thành sân bay quốc tế quan trọng của Việt Nam và hướng đến trở thành 1 trong những trung tâm chuyển hàng không quốc tế mang tầm khu vực.

Dự kiến, công suất sân bay Long Thành sẽ đạt 5 triệu tấn hàng hoá/năm và 100 triệu hành khách/năm, cùng với đó sẽ chia thành 3 giai đoạn.

Theo đó, giai đoạn 1 là phải hoàn thành, đưa vào khai thác 1 nhà ga hành khách và 1 đường cất hạ cánh bên cạnh những hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 1,2 triệu tấn hàng hoá/năm, 25 triệu hành khách/năm, thời gian thực hiện chậm nhất sẽ đến năm 2025.

Theo Trí thức trẻ

Vừa tháo hàng tồn, vừa trục lợi Gói 30.000 tỉ đồng

Park View Residence được quảng cáo là chung cư cao cấp đầu tiên tại Khu đô thị (KĐT) Dương Nội, quận Hà Đông (Hà Nội), mặc dù có giá bán từ 19-20 triệu đồng/m2 nhưng vẫn được quảng cáo khách hàng sẽ được vay vốn từ gói ưu đãi mua nhà ở xã hội 30.000 tỉ. Đáng buồn, không chỉ dự án này, mà khá nhiều dự án đang được ngân hàng (NH) và chủ đầu tư bất động sản (BĐS) lách luật để trục lợi gói tín dụng đáng lẽ chỉ dành cho người thu nhập thấp.



Dự án cao cấp Park View Residence trục lợi bằng cách quảng cáo người mua nhà được vay vốn gói 30.000 tỉ đồng. Ảnh: T.L

Trục lợi...

Theo quảng cáo của các cò môi giới, chung cư Park Veiw Residence là chung cư cao cấp, diện tích 57 - 190m2 và được quản lý an ninh 24/24h bằng thẻ từ và hệ thống camera giám sát. Hệ thống quản lý 2 tầng hầm để xe liên thông bằng thẻ từ thông minh, trung tâm thương mại, siêu thị, phòng tập gym hiện đại. Đây cũng được giới thiệu là dự án căn hộ cao cấp đầu tiên có hỗ trợ gói vay NH siêu ưu đãi. Khi PV Báo Lao Động thắc mắc “Thế nào là “siêu ưu đãi”?”, nhân viên một sàn môi giới BĐS tiết lộ: “Là được hỗ trợ vay vốn 70% trong 20 năm, lãi suất ưu đãi chưa từng có khi vay vốn mua nhà của ngân hàng, dù có thể vượt quy định vay vốn gói 30.000 tỉ đồng”.

Là cán bộ công tác tại một cơ quan truyền thông nhiều năm, vợ chồng anh Hà Thái rất phấn khởi vì sau khi lựa chọn, xem xét khắp nơi, anh chị thấy dự án này là phù hợp. Theo anh Bình, vì số tiền hiện có quá ít ỏi, chưa đầy 300 triệu đồng nên anh chị chỉ dám chọn căn hộ loại 57m2 với giá “mềm” 19,3 triệu đồng/m2. Dù vậy, giá căn hộ vẫn vượt điều kiện vay gói 30.000 tỉ đồng là tổng trị giá căn hộ phải dưới 1,05 tỉ đồng. “Để được vay vốn gói 30.000 tỉ đồng, vợ chồng tôi được nhân viên môi giới tư vấn khi ký hợp đồng mua bán, chủ đầu tư tách riêng phần nội thất (trị giá 200 triệu đồng) ra ngoài để hợp đồng đủ điều kiện vay gói 30.000 tỉ đồng, cũng là để khớp với NH. Tuy nhiên, hợp đồng nội thất phải thanh toán cùng đợt đóng thứ nhất nên tổng số tiền đóng lần đầu cao. Nếu như chứng minh được thu nhập với NH, số tiền giải ngân có thể lên đến 80% tổng trị giá căn hộ” - anh An Bình cho biết.

Khi hỏi, liệu NH có biết việc làm của chủ đầu tư và với những căn hộ diện tích lớn đến 190m2, giá trị hơn 2 tỉ đồng, làm thế nào để được vay gói ưu đãi 30.000 tỉ đồng, nhân viên sàn này trả lời ráo hoảnh: “Yên tâm, sẽ có cách. NH cũng muốn cho vay mà chủ đầu tư cũng muốn bán được hàng”. Nhiều khách hàng cho biết hiện dự án này đang được 2 NH chào mời cho vay gói 30.000 tỉ đồngvới lãi suất siêu ưu đãi, trong đó có TPBank.

Và tháo hàng tồn kho

Thực tế từ lâu giới đầu tư BĐS đã truyền tai nhau về việc bản chất gói 30.000 tỉ đang bị lợi dụng như một kênh để các NH thương mại và chủ đầu tư giải phóng hàng tồn kho. Đã có thời điểm, số lượng căn hộ chung cư tồn kho (bao gồm chưa bán hoặc chưa huy động vốn) ở Hà Nội lên tới gần 6.000 căn. Chủ trương cho phép chuyển đổi công năng dự án BĐS, chuyển đổi nhà thương mại sang nhà ở xã hội (NOXH) như một cứu cánh trục vớt “xác chết”, trong đó có những dự án như khu nhà ở cao tầng 143 Trần Phú (Hà Đông), khu nhà ở Trung Văn (Từ Liêm) và tổ hợp chung cư AZ Thăng Long...

Và thế là với cái mác NOXH, các dự án BĐS đang trong tình trạng ế ẩm sau khi đổi tên, chuyển đổi công năng thành NOXH nghiễm nhiên lọt vào danh sách được vay ưu đãi gói 30.000 tỉ đồng. NH vừa giải ngân được vốn, chủ đầu tư lại giải phóng được hàng. Cụ thể, kể từ sau khi chuyển đổi từ nhà thương mại sang NOXH, tổ hợp chung cư AZ Thăng Long nghiễm nhiên được hưởng vốn vay ưu đãi từ gói 30.000 tỉ đồng. Một NH thương mại có tiếng đã nhanh tay ký hợp đồng tín dụng tài trợ vốn cho chủ đầu tư là Cty TNHH bánh kẹo Thăng Long với doanh số giải ngân trên 1.100 tỉ đồng. Nhà ở thương mại giờ đây đổi tên thành Tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long. Tổ hợp nhà ở này cũng “khoác” lên mình tên gọi mới rất “kêu” là Bright City…

Trên đây chỉ là những ví dụ rất điển hình của câu chuyện gói 30.000 tỉ đồng với mục tiêu ban đầu hết sức nhân văn là hỗ trợ người thu nhập thấp có nhà đã bị biến tướng và lợi dụng ra sao. Được biết, trả lời quan điểm chỉ đạo của Chính phủ về tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng trục lợi, trong khi đối tượng chính của gói hỗ trợ là người thu nhập thấp lại gặp khó khăn khi tiếp cận gói vay này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên đã khẳng định: Mục đích của gói 30.000 tỉ đồng là để hỗ trợ người thu nhập thấp được vay vốn mua, thuê, thuê mua NOXH và nhà ở thương mại có diện tích nhỏ, giá thấp. Giao Thanh tra bộ và Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước kiểm tra doanh nghiệp có dấu hiệu trục lợi, rà soát các gói tín dụng liên quan để xử lý nghiêm các vi phạm.

Tuy nhiên, từ thời điểm ngày 31.7.2015 (thời điểm Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên chỉ đạo) đến nay, việc thanh tra, kiểm tra dường như vẫn giậm chân tại chỗ. Thay vì có các biện pháp thanh, kiểm tra quyết liệt, các cơ quan chức năng như Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục dừng ở mức có văn bản chỉ đạo. Và có lẽ cứ kéo dài tình trạng này, xem ra gói 30.000 tỉ đồng vẫn còn tiếp tục bị lợi dụng và người thu nhập thấp còn lâu mới có nhà!



Theo Lao động

Nhà Đất Thái Bình - Ngôi nhà thuộc tổ 9 phường Kỳ Bá

Ngôi nhà thuộc tổ 9 phường Kỳ Bá


Tổng hợp nhà đất Thái Bình: Trần Anh


Có ngôi nhà thuộc tổ 9 phường Kỳ Bá cần bán, diện tích 110m2, cổng nhà nhìn vào, bên phải là nhà chính gồm 2 tầng, bên trái là gian bếp và nhà vệ sinh, giữa là sân, cổng hướng tây bắc, cửa nhà hướng đông bắc, bàn thờ đang quay hướng đông nam, ngõ bê tông thông thoáng.

Giá 650 triệu


0978 855 826


nha dat thai binh

nhà đất thái bình


nha dat thai binh

nhà đất thái bình


nha dat thai binh

nhà đất thái bình


nha dat thai binh

nhà đất thái bình


nha dat thai binh

nhà đất thái bình


Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Đất nền giá rẻ tin một đàng, thực tế một nẻo

Ở một số khu vực ngoại thành TP.HCM hiện nay mọc lên hàng loạt bảng rao bán nền đất giá rẻ thậm chí chỉ vài chục triệu đồng/nền và quảng cáo rằng có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, nhằm thu hút đối tượng khách hàng là người thu nhập thấp có nhu cầu nhà ở. Nhưng nếu tìm hiểu kỹ sẽ thấy có nhiều bất ổn mà người mua cần tỉnh táo cân nhắc.


Theo giới kinh doanh địa ốc chuyên nghiệp, những quảng cáo này nhằm thu hút người mua theo kiểu "dính con cá nào thì dính" - Ảnh minh họa

Thông tin một đàng, thực tế một nẻo

Ghi nhận của phóng viên trên một số con đường từ quận 12 hướng về huyện Hóc Môn, hàng chục quảng cáo rao bán nhà đất giấy tờ hợp lệ có giá rẻ. Theo đó, các quảng cáo, rao vặt này rao bán đất nền giá vài chục triệu đồng/nền, cao nhất cũng chỉ khoảng 250 triệu đồng/nền.

Hầu hết các quảng cáo này che giấu bớt hoặc đưa thông tin mập mờ về vị trí, giấy tờ những đất nền mà họ rao bán. Đơn cử, có bảng quảng cáo nền đất 60 m2, gần cầu lớn ngã ba Giồng (Hóc Môn) với giá 49 triệu đồng, nhưng khi chúng tôi gọi vào số máy trên bảng quảng cáo thì người bán cho biết đất nằm trên địa phận tỉnh Long An.

Tương tự, một quảng cáo trên đường Nguyễn Thị Sóc (xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn) rao bán nền đất diện tích 5x17 m có giá 250 triệu đồng, đất có sổ hồng riêng, đất thổ cư 100%. Nhưng khi chúng tôi hỏi cụ thể vị trí lô đất thì một người tên L. hướng dẫn chúng tôi chạy thẳng đường Phan Văn Hớn, tới ngã ba Giồng rồi đi thêm 3 km nữa. Cuối cùng, nền đất này cũng nằm tại địa phận tỉnh Long An. Thấy chúng tôi không đồng ý, chị L. trấn an: "Nói chung là thuộc đất Long An, nhưng giáp Hóc Môn. Cuối năm này Chính phủ quy hoạch khu đó trực thuộc về thành phố (TPHCM) của mình luôn. Không mua bây giờ sang năm thành đất thành phố rồi thì giá sẽ rất cao", chị này nói.

Đem câu chuyện đất nền giá rẻ nói chuyện với ông Bình, người làm môi giới lâu năm ở Hóc Môn, ông cười: “Tôi mua bán đất ở khu vực Hóc Môn này đã mấy chục năm nay, không ngóc ngách nào không biết. Nhưng chuyện Chính phủ sáp nhập thêm phần đất ở Long An vào thành phố thì lần đầu tiên mới nghe".

Tiếp tục lần theo các quảng cáo, chúng tôi đến huyện Bình Chánh. Ở xã Vĩnh Lộc A, chúng tôi được một người môi giới tên H. giới thiệu ngay lô 4x10 m ở khu vực đường cầu Kênh Trung Ương với giá 75 triệu đồng/nền. May là tìm hiểu kỹ, bằng không chúng tôi có thể gặp rắc rối nếu bỏ tiền mua. Bởi trước đó, chúng tôi đã có thông tin từ bộ phận địa chính xã Vĩnh Lộc A rằng khu vực này thuộc quỹ đất nông nghiệp dự trữ.

Thấy chúng tôi còn ngại ngùng, chị H. dẫn trực tiếp chúng tôi đến lô đất 4x12 m, rao giá 100 triệu đồng và khẳng định mình là chính chủ. Tuy nhiên, khi đến tận nơi thì đây là đất vườn phân lô, giấy tờ viết tay, dùng sổ chung. Khi hỏi thăm về giấy tờ, bản vẽ thửa đất, chị này chỉ nói cứ yên tâm, đang hợp thức hóa số nhà huyện. "Sổ đỏ nhà chị ở đây luôn, sau này muốn tách xây nhà, chị cho mượn. Làm nhà xong, xin số nhà huyện trước rồi tách sau, chờ rồi hợp thức hóa từ từ", chị H. nói.

Khi chúng tôi không đồng ý mua, chị H. lại đưa chúng tôi đến lô đất 4x14 m ở gần đó khoảng vài trăm mét. Theo chị này, đất khu vực khuất bên trong, xa đường lớn, nên dễ xây và đã có móng nền đàng hoàng. Nhưng khi chúng tôi đòi xem giấy chủ quyền cũng như giấy phép xây dựng thì chị này có vẻ khó chịu: "Muốn lên thổ cư thì đưa thêm 10 triệu đồng tách sổ. Không muốn tách sổ thì cứ để vậy, nhà ở đây cứ làm đại vậy, cần gì phép tắc!".

Câu được con cá nào thì câu

Theo lời ông Bình, những mẫu quảng cáo cột điện như thế chỉ là để hấp dẫn người mua. Riêng tiền sử dụng đất cũng đã vài chục triệu đồng rồi thì lấy đâu ra cả miếng đất chỉ hơn trăm triệu đồng. Còn chuyện giấy tờ hợp lệ, theo ông Bình là không có thật. Nếu nền đất đã có sổ riêng thì giá 200 triệu đồng chỉ mới bằng khoảng 20-30% giá trị thực của miếng đất. "Có khi cò chơi trò mượn đầu heo nấu cháo, kêu người mua hùn vốn, chờ ngày ra sổ. Nhiều người mua không rành pháp lý dễ bị lừa. Đất nền thổ cư mà hai-ba trăm triệu đồng thì người ta "hốt" hết rồi còn đâu!", ông Bình nói.

Ông Thành Nhân, chủ một đơn vị môi giới nhà đất trên đường Tô Ký (Hóc Môn), cho rằng tìm mua nhà đất bây giờ căng thẳng, đất nhỏ thì không xây được, đất lớn thì tiền tỉ, người ít tiền không thể tiếp cận được. "Ít tiền nên người ta phải chuyển qua mua đất nền phân lô giá rẻ. Nhưng nếu phân từng lô nhỏ mà có sổ riêng cũng phải 500 triệu đồng trở lên. Họ quảng cáo 200-300 triệu đồng cho vui vậy, trúng đâu hay đó!", ông Nhân nói.

Theo ông Nhân, nếu chỉ có khoảng hơn 200 triệu đồng mà tìm đất thổ cư khu vực gần nội thành TP.HCM là hầu như không có, đất sổ riêng lại càng không. Ông Nhân cho rằng đất có diện tích 40-50 m2 với giá 300-400 triệu đồng/nền thì có bán nhưng không xây dựng được vì chưa lên thổ cư.

"Nhiều người cố tìm miếng đất cắm dùi, mua xong để đó, đợi có tiền sẽ xây. Nhưng khi có đủ điều kiện rồi mới biết không xây được vì không đủ diện tích tách thửa. Muốn giá rẻ thì phải xài sổ chung, cứ chờ 10 hoặc 20 năm sau mới hy vọng sẽ được hợp thức hóa", ông Nhân nói.

Với kinh nghiệm của mình, ông Nhân cho rằng có hai trường hợp người mua thường "dính" là tranh chấp với chủ đất vì người môi giới bán nền phân lô chưa sòng phẳng tiền nong. Người ta có thể thu trước 10-20%, đến khi nào ra được sổ thì thu hết số còn lại nhưng không biết bao lâu thì có sổ và vì thế chủ đất không cho lấy đất. Thứ hai là diện tích xây dựng không đủ. Thường thì những người môi giới khẳng định mạnh miệng rằng xây được vì họ thừa biết khách hàng không xây liền sau khi mua đất. "Thì đúng là xây được nhưng xây xong mà cơ quan chức năng kiểm tra giấy phép xây dựng thì rắc rối", ông Nhân nói.

Là người có nhiều kinh nghiệm trong việc mua bán đất nền ở các huyện ngoại thành, ông Bình nói rằng có trường hợp người môi giới tuyên bố đất đã được đóng tiền sử dụng nhưng trên thực tế thì hiếm khi như vậy. Theo đó, nếu người môi giới đưa khách xem bản vẽ, chỉ từng lô cụ thể thì cần yêu cầu xem chủ quyền đúng lô muốn mua. Mỗi sổ tương ứng với một thửa riêng, xin một bộ bản sao rồi về huyện kiểm tra để biết sổ thật hay giả. Nếu người môi giới nói đang chuyển hồ sơ lên thành phố chờ duyệt, khách cần hỏi đã đóng tiền sử dụng đất chưa, nếu có thì phải thấy biên lai đóng thuế.

“Tóm lại, khi đi mua đất phải kiểm tra tất cả các giấy tờ liên quan như quyền sử dụng đất, biên nhận đóng thuế, giấy phép xây dựng, bản vẽ lô đất. Đầy đủ thì mua còn không thì thôi, tránh nhập nhèm có khi mất tiền oan”, ông Bình nói.



 Theo SGTT

Hơn 21.500 giao dịch BDS thành công trong 7 tháng đầu năm

Ngày 25/8, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã công bố báo cáo thị trường bất động sản 7 tháng đầu năm 2015, cho thấy, thị trường tháng 7 tiếp tục tăng trưởng tích cực, đặc biệt ở Hà Nội và Tp.HCM. Tổng số giao dịch thành công trong 7 tháng của hai thành phố này cao gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước.


Diễn biến trên thị trường cho thấy, giá nhà ở tăng nhẹ ở phân khúc chung cư diện tích nhỏ và đất nền ở những khu vực có hạ tầng tốt.


Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm thị trường bất động sản tiếp tục sôi động, niềm tin của người mua nhà đã dần được khôi phục. Các kênh đầu tư khác như chứng khoán, tiết kiệm, mua bán vàng... đang dần kém hấp dẫn, khiến một số nhà đầu tư quay trở lại bất động sản.

Hơn 21.500 giao dịch thành công

Chỉ tính riêng trong tháng 7, thị trường bất động sản Hà Nội có khoảng 1.800 giao dịch thành công (tăng 3% so với tháng trước). Tính chung 7 tháng đầu năm, có 11.050 giao dịch thành công.

Xu hướng đầu tư bất động sản ngắn hạn nở rộ trở lại, phần nhiều là do thanh khoản tươi sáng của phân khúc căn hộ, trong đó phân khúc các căn hộ cao cấp có biên độ lợi nhuận lớn.

“Điều đáng nói là, xu hướng đầu tư ngắn hạn mặc dù có thể giúp thị trường sôi động, tạo sự khan hàng, cháy hàng trong thời gian ngắn, nhưng tiềm ẩn nguy cơ “bong bóng” rất lớn”, ông Trần Ngọc Quang, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam khuyến cáo.

Về giá bán, ghi nhận tại các dự án mới triển khai có vị trí đẹp, các dự án sắp hoàn thành bàn giao hoặc tại các dự án nhà ở đã xây xong, cho thấy giá chào bán tăng 4-6% so với giá ban đầu.

Ngoài ra, phân khúc nhà liền kề, biệt thự tại một số khu vực của thủ đô cũng tăng giá nhẹ, mức tăng giá chủ yếu diễn ra trên thị trường thứ cấp.

Tại Tp.HCM, tháng 7 có khoảng 1.750 giao dịch thành công (tăng 3% so với tháng trước). Tính chung 7 tháng qua có khoảng 10.500 giao dịch thành công (tăng gần 2 lần so với cùng kỳ 2014). Trong các quý đầu năm 2015, loại hình nhà ở diện tích từ 27-50 m2, giá từ 750 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng/căn đang có sức hút lớn với khách hàng. Loại hình này tập trung chủ yếu tại các khu vực quận 9, 12, Thủ Đức và huyện Nhà Bè.

Tuy nhiên, dù các căn hộ loại này đáp ứng được nhu cầu của đại bộ phận người dân đô thị nhưng cơ quan quản lý chưa ủng hộ do lo ngại về việc gây quá tải cho hạ tầng thành phố. Diễn biến trên thị trường cho thấy, giá nhà ở tăng nhẹ ở phân khúc chung cư diện tích nhỏ và đất nền ở những khu vực có hạ tầng tốt. Phân khúc đất nền, biệt thự, nhà liền kề, có vị trí đi lại thuận tiện, được nhiều khách hàng đặt mua.

Như vậy, thị trường bất động sản phía Nam tiếp tục chứng kiến làn sóng những dự án từ cao cấp tới trung cấp và cả đất nền vùng ven đồng loạt được bung ra thị trường. Cơ hội cho người mua nhà được mở ra nhưng các chủ dự án cũng phải bước vào chu kỳ cạnh tranh khốc liệt.

Nhiều nguồn vốn đổ vào bất động sản

Cùng với lượng giao dịch tăng, tồn kho bất động sản có xu hướng giảm. Tính đến cuối tháng 7, tổng giá trị tồn kho bất động sản trên cả nước còn khoảng 63.744 tỷ đồng, giảm 1.529 tỷ đồng so với tháng 6/2015.

Trong đó, tồn kho căn hộ chung cư 11.984 căn, tương đương 18.368 tỷ đồng; tồn kho nhà thấp tầng 8.790 căn, tương đương 15.298 tỷ đồng; tồn kho đất nền nhà ở khoảng hơn 7,8 triệu m2 (khoảng 25.533 tỷ đồng); tồn kho đất nền thương mại hơn 1,6 triệu m2 (khoảng 4.545 tỷ đồng).

Riêng Hà Nội, giá trị tồn kho bất động sản còn 8.111 tỷ đồng (giảm 312 tỷ đồng so với 6/2015); Tp.HCM tồn kho còn 11.996 tỷ đồng (giảm 584 tỷ đồng so với 6/2015).

Từ ngày 1/7/2015, Luật Nhà ở có hiệu lực cho phép người nước ngoài chỉ cần nhập cảnh Việt Nam là được mua nhà, Việt kiều được mua nhà như người trong nước đã thu hút một lượng vốn ngoại chảy vào bất động sản. Không chỉ tại Tp.HCM, chủ đầu tư các dự án bất động sản ở Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang cũng đang triển khai các dự án nhằm vào đối tượng này.

Theo thống kê, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2015, riêng kiều hối đã có 2,16 tỷ USD chuyển về Tp.HCM, trong đó khoảng 21,8% là đổ vào bất động sản, dự báo cả năm Tp.HCM sẽ đón nhận khoảng 5,3-5,5 tỷ USD.

Tính trên cả nước, mỗi năm có khoảng 12 tỷ USD kiều hối, nếu bình quân 20% lượng kiều hối đổ vào bất động sản thì mỗi năm chỉ riêng dòng vốn này thị trường đã hấp thụ khoảng 2,4 tỷ USD. Ngoài ra, vốn FDI vào bất động sản cũng có xu hướng tăng mạnh.

Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, kinh doanh bất động sản đứng thứ hai trong số 17 lĩnh vực mà đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam. Tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm vào bất động sản là 1,69 tỷ USD, chiếm 19,3%.

Như vậy, chỉ tính trong tháng 7, ngành bất động sản đã đón hơn 1,225 tỷ USD vốn FDI.

Với những diễn biến trên thị trường bất động sản 7 tháng vừa qua, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam dự báo, trong cả năm 2015, thị trường kỳ vọng sẽ tiếp tục sôi động với hàng loạt các dự án mới được khởi công cùng như hàng loạt dự án khác hoàn thiện và chào bán.



Theo VnEconomy




Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong | Mua Ban Nha Dat

Nhiều dự án đất nền hâm nóng thị trường động sản khu vực phía Đông Sài Gòn

Nhiều dự án đất nền liên tục được triển khai, mở bán thời gian gần đây đang hâm nóng thị trường động sản khu vực phía Đông Sài Gòn. Đặc biệt là tại khu vực xung quanh Khu Công nghệ cao Tp.HCM (SHTP) tại Quận 9 và Quận Thủ Đức, giao dịch đất nền đang diễn ra sôi động.

Khoảng 2 tháng nay, giới đầu tư địa ốc đang rỉ tai nhau chuyện đầu tư vào đất nền ở khu vực Quận 9, xung quanh khu SHTP. Thực ra, đây là chuyện không mới, nhưng nó lại được hâm nóng thêm khi vào tháng 5 vừa qua, tập đoàn Samsung chính thức khởi công nhà máy trị giá hàng tỷ USD tại SHTP. Dự kiến, số lao động tại dự án này trong tương lai có thể lên đến 30.000 người.

Trong vai một người cần mua đất, PV được ông Tường, một người đầu cơ đất nền tại đây mách nước: “Có thêm người chắc chắn sẽ có thêm nhu cầu nhà ở. Mua một vài lô đất rồi xây nhà trọ cho thuê rất dễ kiếm lời".



Một dự án đất nền tại khu vực quận 9, Tp.HCM được chủ đầu tư treo biển chào bán. Ảnh: Mạnh Tùng

Dĩ nhiên, giá mảnh đất mà ông Tường rao bán cũng đã tăng thêm khoảng 20% so với hồi đầu năm. Một lô đất rộng 50m2 ở phường Phước Long B hiện nay được phát giá hơn 600 triệu đồng. Không chỉ giới thiệu 3 lô đất mình đang có, ông Tường còn chỉ cho khách hàng xem cả chục lô đất khác nằm rải rác xung quanh Khu Công nghệ cao.

Hiện tại, các tuyến đường ở khu vực Quận 9 như Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Văn Tăng, Nguyễn Xiển, Võ Văn Hát, Lò Lu, Tăng Nhơn Phú… cũng đang chằng chịt các biển quảng cáo bán đất nền với giá ra bán trung bình từ 9-13 triệu đồng/m2, tùy vị trí lô đất.

Theo tìm hiểu của PV trang TBKTSG Online, đất nền xung quanh khu công nghệ cao SHTP tại Quận 9 hiện được chia thành 2 dạng:

Thứ nhất là loại đất nền dự án do một số công ty địa ốc phân phối, có quy mô từ vài chục đến một trăm nền. Chẳng hạn, trên đường Nguyễn Xiển, đoạn dưới chân cầu Gò Công thuộc phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9 hiện có một dự án đất nền với tên gọi “đất thổ cư khu công nghệ cao Quận 9” do công ty Đ.V phân phối. Phần lớn các lô đất trong dự án này có diện tích khoảng 52 m2 với giá bán gần 500 triệu đồng, hiện đã có khoảng 30 nền giao dịch thành công. Quan sát thực tế cho thấy, cũng có khoảng chục dự án kiểu này hiện đang rao bán.

Thứ hai là loại đất nền có quy mô nhỏ lẻ được sở hữu bởi một số cá nhân, nay cũng được phân lô bán nền khá nhộn nhịp, đặc biệt là tại các tuyến đường như Lò Lu, Võ Văn Hát, Nguyễn Xiển,… Giá bán mỗi lô đất tại đây dao động từ 400-600 triệu đồng với loại diện tích từ 50-60 m2.

Ngay cạnh Quận 9, thị trường đất nền tại quận Thủ Đức dạo gần đây cũng bắt đầu sôi động hơn với một số dự án lớn tung ra thị trường. Một trong những dự án đáng chú ý là Vạn Phúc Riverside City ở quận Thủ Đức. Dự án này do Công ty Đại Phúc làm chủ đầu tư, diện tích 198 ha, cách ngã tư Bình Triệu hơn 1 km với ba mặt giáp sông Sài Gòn. Giá bán tại dự án này từ 17 triệu đồng/m2.

Mới đây nhất, vào cuối tuần trước, Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) chính thức công bố dự án Jamona Home Resort ở quận Thủ Đức. Dự án này có quy mô gồm 238 nền đất biệt thự nghỉ dưỡng, diện tích mỗi nền từ 140-520 m2, giá bán từ 16,2 triệu đồng/m2. Đáng chú ý, trong số những khách hàng đã đăng ký mua đất nền tại dự án này có khoảng 20 khách là người nước ngoài, Việt kiều

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online



Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong | Mua Ban Nha Dat

Bất động sản Tp.HCM: Khu Nam thẳng tiến

Sau khi khu Đông được đầu tư hàng loạt công trình hạ tầng thu hút các dự án bất động sản (BĐS) thì nay đến lượt khu Nam Sài Gòn được các nhà tạo lập dự án dòm ngó. Nguyên nhân một phần liên quan đến kế hoạch xây đặc khu kinh tế của Tp.HCM tại đây.

Đón đầu đặc khu kinh tế

Vào cuối tuần qua, sau một thời gian nghiên cứu, UBND Tp.HCM đã công bố quyết định giao cho Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố là đơn vị chủ trì tiến hành nghiên cứu đề cương chi tiết cho Đề án thành lập đặc khu kinh tế của Tp.HCM, thời hạn hoàn thành trước ngày 30/9/2015.

Theo chỉ đạo của UBND Tp.HCM, đặc khu kinh tế sẽ được triển khai trên địa bàn quận 7 cùng với các huyện Nhà Bè, Bình Chánh và Cần Giờ. Mục tiêu thành lập đặc khu kinh tế là nhằm tạo động lực, bước đột phá trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, xuất nhập khẩu, từ đó thu hút đầu tư, phát triển thương mại, dịch vụ, cơ sở hạ tầng… của Thành phố trong tương lai.

Thực ra, thông tin về việc thành lập đặc khu kinh tế của Tp.HCM đã được biết đến từ trước đó, nhưng quyết định vừa qua của Thành phố đã góp phần củng cố thêm niềm tin của giới đầu tư địa ốc về sự phát triển của khu Nam. Ghi nhận thực tế thị trường cho thấy, thời gian gần đây, một số doanh nghiệp địa ốc đã rục rịch chuyển hướng về khu Nam Tp.HCM để săn tìm quỹ đất phát triển dự án, nhằm đón đầu quy hoạch.

Trao đổi với PV trang Đầu tư Bất động sản, vị tổng giám đốc của một doanh nghiệp BĐS tại Bình Dương cho biết, doanh nghiệp này vừa hoàn tất thương vụ mua lại một khu đất tại huyện Nhà Bè, dự kiến sẽ phát triển một dự án đất nền tại khu đất này.

Những ông lớn BĐS thường có độ nhạy cảm cao do đó thường nhanh chân hơn một bước trong việc tìm miền đất hứa. Đơn cử, Tập đoàn Novaland đã nhanh chóng mua lại Dự án Khu dân cư Trần Thái tại huyện Nhà Bè nhằm xây dựng một khu căn hộ có quy mô khoảng 1.000 căn, với tên gọi mới là Sunrise Riverside. Vào đầu tháng 8/2015, Novaland đã chính thức động thổ dự án này và cho biết thời gian sắp tới sẽ chính thức tung sản phẩm ra thị trường.


Nhiều khu đô thị lớn đã thành hình tại khu Nam Sài Gòn


Sunrise Riverside được đánh giá là dự án có vị trí khá chiến lược, nằm tại mặt tiền đường Nguyễn Hữu Thọ - trục đại lộ Bắc Nam, cách trung tâm Thành phố chỉ 5 km theo hướng cầu Kênh Tẻ. Ông Bùi Cao Nhật Quân, Phó chủ tịch của Tập đoàn Novaland tiết lộ, ngoài dự án này, doanh nghiệp cũng đang cân nhắc mua thêm một vài dự án khác cũng tại khu vực Nam Sài Gòn để phát triển trong thời gian tới.

Một ông lớn BĐS khác cũng có động thái tiến quân sang khu Nam là Tập đoàn Đất Xanh khi mua lại 1 dự án BĐS của Công ty Thế Kỷ 21 tại khu vực quận 7 và phát triển thành dự án căn hộ với tên gọi mới là LuxCity. Dự án này đang được Đất Xanh ráo riết triển khai và đã bước đầu giới thiệu sản phẩm ra thị trường.

một doanh nghiệp khá tên tuổi khác trong lĩnh vực BĐS mới đây cũng mua lại dự án lấn biển Cần Giờ, hay còn gọi là Dự án Saigon Sunbay. Dự án này nằm tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, Tp.HCM trước đây do Công ty CP Đô thị du lịch Cần Giờ làm chủ đầu tư. Đây là dự án từng được ví von là "vịnh mặt trời", với ý tưởng táo bạo lấn biển Cần Giờ, biến 1 bãi biển nhiều sình lầy, bùn đất đen trở thành một vịnh nhỏ trong xanh.

Thực ra "vịnh mặt trời" bắt đầu khởi công từ năm 2007, nhưng do chủ đầu tư hạn chế về năng lực tài chính khiến dự án bị “trùm mền” trong suốt nhiều năm qua. Sau khi về tay đại gia mới, giới chuyên môn kỳ vọng, dự án này sẽ nhanh chóng được vực dậy và có tác động mạnh đến thị trường BĐS khu Nam trong thời gian tới.

Ngoài ra, hàng loạt dự án khác tại khu vực Nam Sài Gòn cũng đang lên kế hoạch phát triển mạnh trong thời gian tới. Theo nguồn tin từ Công ty Địa ốc Phú Long, doanh nghiệp này cũng đang khẩn trương xây dựng và chuẩn bị tung ra thị trường giai đoạn 2 của Dự án căn hộ Dragon Hill Residences and Suites 2, đây là dự án thành phần trong Khu đô thị Daragon City. Bên cạnh đó, Phú Long cũng có ý định tung ra thị trường 2 khu biệt thự nằm trong Dự án Dragon City.

Ngay cả những dự án từng nằm yên ở khu vực này trước đây giờ cũng bắt đầu khởi động trở lại, chẳng hạn như Dự án Hưng Phát, huyện Nhà Bè; Dự án The verich 2 và 3 của Phát Đạt tại quận 7; một số dự án dọc Đại lộ Nguyễn Văn Linh như Khu đô thị Hạnh Phúc hay một dự án của Công ty Nam Long, huyện Bình Chánh…
BĐS khu Nam có tiềm năng rất lớn

Thực ra, trước đây khu Nam Sài Gòn cũng có một thời là tâm điểm của thị trường địa ốc, trong đó “đầu tàu” tạo sự phát triển cho khu vực này phải kể đến dự án Khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Vài năm trở lại đây, giới tạo lập BĐS lại có xu hướng nghiêng hơn về khu Đông do Thành phố có chủ trương đầu tư mạnh vào hạ tầng khu vực này. Tuy nhiên, khi chính sách mới xây dựng khu Nam Sài Gòn thành đặc khu kinh tế của Tp.HCM chính thức được duyệt mới là đòn bẩy để thị trường BĐS khu vực này phát triển trong thời gian tới.

Một số chuyên gia phân tích, việc Tp.HCM chọn khu Nam để thí điểm phát triển đặc khu kinh tế là do khu vực này đã và đang có những lợi thế đặc biệt, chẳng hạn như cảng Hiệp Phước với luồng Soài Rạp vừa mới được nạo vét, có thể đón tàu trọng tải 50.000 tấn ra vào, rồi những dự án "khủng" như Khu đô thị Nam Thành phố (2.900 héc-ta), Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng cùng rất nhiều khu đô thị mới khác. Bên cạnh đó là các khu công nghiệp như Khu chế xuất Tân Thuận; Khu công nghiệp Hiệp Phước… đã hoạt động nhiều năm cũng là cơ sở ban đầu tốt cho đặc khu kinh tế phát triển.

Ông Trần Khánh Quang, TGĐ Công ty BĐS Việt An Hòa đánh giá, lợi thế lớn nhất của khu Nam Sài Gòn là có số dân tập trung đông đúc, quỹ đất để phát triển BĐS còn khá lớn, hàng loạt dự án BĐS khác đã định hình, chỉ cần có thêm đòn bẩy chính sách, các dự án này sẽ nhanh chóng được khởi động.

Ông Quang cũng cho biết, một lợi thế khác của khu Nam là cơ sở hạ tầng đã được phát triển khá mạnh trong thời gian qua, điển hình là các trục đường xương sống, như Đại lộ Nguyễn Văn Linh, đường Huỳnh Tấn Phát, đường Nguyễn Hữu Thọ hay cầu Phú Mỹ… đều đã được triển khai xây dựng.

Cùng chung quan điểm tiềm năng phát triển thị trường BĐS khu Nam còn rất lớn, tuy nhiên ông Bùi Cao Nhật Quân lại cho rằng, để thị trường BĐS phát triển, vẫn cần thiết có những chính sách phát triển hạ tầng đồng bộ hơn nữa.

“Mặc dù thời gian qua, hạ tầng khu vực Nam Tp.HCM đã được phát triển, tuy nhiên nếu so với quy mô tiềm năng phát triển của khu vực này, sự gia tăng nhanh về dân số thì vẫn cần có sự phát triển hạ tầng đột phá hơn nữa”, ông Quân nói và dẫn chứng, hiện tại, một số tuyến đường kết nối giữa khu Nam với trung tâm Tp.HCM đã bắt đầu có tình trạng quá tải. Chẳng hạn, đường Nguyễn Hữu Thọ - tuyến đường kết nối từ huyện Nhà Bè sang khu vực quận 7, quận 4 với trung tâm thành phố hiện liên tục ách tắc. Tương lai gần, một khi thị trường địa ốc khu Nam phát triển mạnh mẽ, nếu không có chiến lược mở rộng, phát triển các tuyến đường kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng ách tắc về giao thông.


Theo Đầu tư chứng khoán

Giao dịch BĐS thành công tăng gấp đôi so với tháng 8 cùng kỳ năm 2014

Tháng 8/2015, lượng giao dịch thành công trên thị trường bất động sản (BĐS) tiếp tục tăng từ 5-6% so với tháng 7 và tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2014

Theo Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), qua số liệu báo cáo của một số sàn giao dịch cũng như một số chủ đầu tư BĐS, Hà Nội trong tháng 8 có khoảng 1.900 giao dịch thành công, tăng gấp gần 2 lần so với cùng kỳ 2014, tăng khoảng 5% so với tháng trước.

Đặc biệt, một số dự án căn hộ chung cư trung cấp, cao cấp đang xây dựng có tiến độ nhanh, vị trí đẹp được nhiều khách hàng quan tâm nên những đợt mở bán của các dự án này đã có khá nhiều khách hàng đặt mua như dự án Vinhomes Nguyễn Chí Thanh, Park Hill, Imperial Garden ở phố Nguyễn Huy Tưởng, Tràng An Complex ở phố Phùng Chí Kiên, Trung Kính Complex...


Giao dịch BĐS thành công trong tháng 8 tăng gấp đôi cùng kỳ 2014

Trong tháng 8, TpHCM có khoảng 1.800 giao dịch thành công, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2014 và tăng khoảng 6% so với tháng trước.

Qua số lượng giao dịch thành công này có thể thấy, phân khúc đất nền, nhà liền kề, biệt thự những tháng gần đây cũng đã tăng trưởng tốt hơn so với cùng kỳ năm 2014 và đầu năm nay. Khối lượng giao dịch thành công tập trung ở những dự án có vị trí thuận lợi, dân cư hiện hữu, hạ tầng kỹ thuật và kết nối giao thông tốt…

Theo đánh giá của Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS và những đơn vị nghiên cứu thị trường BĐS, giá bán tại các dự án hạ tầng chưa đầy đủ, xa trung tâm, mới được triển khai hoặc đang thực hiện dở dang lại không có nhiều biến động. Nhưng do thị trường BĐS có chuyển biến tích cực nên cũng không có dự án giảm giá bán, không có những giao dịch bán cắt lỗ, thoái vốn của những nhà đầu tư.

Những dự án mới thực hiện tại các vị trí đẹp, những sự án sắp hoặc đã hoàn thiện, bàn giao có mức giá bán tăng từ 4-6% như dự án Trung Kính Complex, Park Hill, Tràng An... Thị trường biệt thự, nhà liền kề tại một số khu vực có mức tăng giá nhẹ, đặc biệt là tại các quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.

Tuy nhiên, giá nhà ở tại các dự án ở Tp.HCM không biến động nhiều dù tình hình giao dịch nhà chung cư khá sôi động. Điều đó cho thấy sự hồi phục và ổn định của thị trường.

Ngoài ra, một số đất nền ở những khu vực có hạ tầng tốt, căn hộ có diện tích nhỏ có mức giá tăng 2-5% như dự án Vinhomes Central Park, Masteri Thảo Điền…