Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Nam Long đầu tư thêm 3 dự án EHome trong năm 2014

Công ty Nam Long sẽ tiếp tục đầu tư vào 3 dự án gồm EHome 5, EHome 6, EHome 7 và chuẩn bị quỹ đất để việc phát triển dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền này không bị gián đoạn.

Trong năm 2013, Công ty CP Đầu tư Nam Long đã cung cấp cho thị trường hơn 1.000 căn EHome, cao hơn con số 916 căn của EHome 1 và 2 tại khu Đông Sài Gòn cộng lại trong giai đoạn 2006-2008.

Chỉ riêng với dòng EHome, trong quý III/2013 công ty đã thực hiện được 248 tỷ đồng doanh thu, tăng 273% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cũng đạt 33 tỷ, so với mức lỗ gần 5 tỷ đồng cùng kỳ 2012. Kết quả kinh doanh này được ghi nhận chủ yếu từ việc bàn giao nhà vượt tiến độ đối với hai block A6-B1 (thuộc giai đoạn 1A) của dự án EHome 3 Tây Sài Gòn và nhà phố vườn tại Bình Dương.



Theo ông Nguyễn Vĩnh Trân, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Nam Long, tính đến thời điểm hiện tại, công ty đã bán được 900 căn trong kế hoạch đưa 1.000 căn hộ EHome ra thị trường năm 2013 từ các dự án EHome 3 Tây Sài Gòn (giai đoạn 1A, giai đoạn 1B, giai đoạn 2A với tỷ lệ bán đầu đạt trên 90% tổng số căn hộ chào bán) và EHome 4 Bắc Sài Gòn (đã bán được 150/332 căn giai đoạn 1).

"Tín hiệu lạc quan này tiếp tục lan tỏa sang EHome 5 Tân Thuận Đông (quận 7), vì ngay sau lễ công bố dự án giữa tháng 12, đã có 110 khách hàng đăng ký giữ chỗ dù giá nhỉnh hơn so với các dự án EHome trước đó. Với kết quả này, ước tính tổng doanh thu bán căn hộ của Nam Long năm 2013 đạt khoảng 1.100 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra", ông Trân chia sẻ.

Tiên phong trong việc chuẩn hóa mô hình nhà ở vừa túi tiền theo tiêu chí 3E (Economy - kinh tế, Efficiency - tiện nghi, Ecology - sinh thái), phù hợp với nhu cầu, khả năng tài chính của đa số người Việt, từ khi ra mắt dự án EHome 1 năm 2008, Nam Long đã xác định mô hình kinh doanh linh động cho sản phẩm EHome bao gồm 5 yếu tố. Trước hết là tạo quỹ đất sạch, hoàn tất nghĩa vụ pháp lý đến chuẩn hóa sản phẩm từ khâu thiết kế, tạo đội ngũ kinh doanh lớn mạnh và cuối cùng là xoay vòng sản phẩm nhanh trong 12-18 tháng.

Việc xây dựng "cuốn chiếu", xây đến đâu bán đến đó, vừa thăm dò phản ứng thị trường vừa tìm các giải pháp tài chính hỗ trợ tối đa cho người mua giúp EHome không xảy ra tình trạng tồn kho. Đây cũng là giải pháp xoay vòng vốn để phục vụ việc triển khai các giai đoạn tiếp theo trong chiến lược phát triển 14.000 căn hộ EHome giai đoạn 2012-2017 mà ban lãnh đạo công ty đề ra.

Để thực thi kế hoạch dài hơi này, hiện, Nam Long đã chuẩn bị sẵn quỹ đất cho EHome 5, 6, 7. Việc niêm yết trên sàn chứng khoán cùng sự hỗ trợ của các cổ đông chiến lược ngoại cùng chiến lược phát triển rõ ràng, minh bạch giúp công ty đủ năng lực huy động thêm các nguồn vốn mới để thực thi kế hoạch 10.000 căn hộ trong vòng 3 năm tới.

Đầu tháng 1/2014, Nam Long sẽ công bố đối tác mới trong đợt phát hành hơn 25 triệu cổ phiếu. Toàn bộ số tiền gần 500 tỷ đồng từ đợt phát hành này sẽ dùng để đầu tư EHome 5, 6, 7 và chuẩn bị quỹ đất cho dòng EHome.

Minh Trí

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Muốn giải ngân nhanh gói 30.000 tỷ, phải thay đổi cơ chế

Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, GS Đặng Hùng Võ cho rằng, để đẩy nhanh tốc độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng cần tháo được nút thắt chứng minh khả năng trả nợ.

- Ông có thể đánh giá chung về hiệu quả của gói 30.000 tỷ đối với thị trường bất động sản năm 2013?

- GS Đặng Hùng Võ: Tôi cho rằng, gói hỗ trợ này bước đầu triển khai cũng có những khó khăn nhất định. Riêng chuyện thỏa thuận giữa Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước đã mất mấy tháng. Tháng 6 trở đi mới bắt đầu giải ngân. Tuy nhiên, ngay khi giải ngân và cho đến nay vẫn có những vấn đề phức tạp ở chỗ tiến độ giải ngân quá chậm, mới được khoảng 2%, mặc dù tiền đã sẵn sàng.




GS Đặng Hùng Võ cho rằng, cần phải có cơ chế khác cho người nghèo vay mua nhà mới hi vọng nhanh giải ngân được gói 30.000 tỷ đồng. Ảnh: Nguyễn Hưng


- Nguyên nhân của sự chậm trễ này là gì thưa ông?

- Có mấy nguyên nhân chính dẫn đến việc giải ngân chậm. Chúng ta đều có cảm giác là quy trình quản lý còn quá chặt chẽ, từ chỗ xác nhận về diện tích nhà ở, thu nhập vào diện được vay vốn... Phía Bộ Xây dựng đã cởi mở hơn rất nhiều, làm cho giải ngân tăng nhanh hơn. Nhất là gắn việc giải ngân với các dự án nhà ở xã hội. Cho đến hiện nay thì những quy định tôi thấy không lấy gì làm khó khăn, đã có độ thoáng.

Nguyên nhân thứ hai và cũng là điểm mấu chốt cần giải tỏa là làm thế nào để được ngân hàng cho vay tiền. Trong đó, điểm ách tắc lớn nhất là chứng minh khả năng trả nợ thì vẫn chưa có tìm được giải pháp tốt. Đã nói chuyện người thu nhập thấp lại phải chứng minh khả năng trả nợ với khoản tiền vay lớn thì thực sự là điều bất khả thi.

- Theo ông nên làm gì để tháo gỡ những vướng mắc đó?

- Điểm chốt hiện nay cần giải tỏa là làm thế nào để ngân hàng yên tâm cho người thu nhập thấp vay mà không sợ rơi vào nợ xấu. Ở một số nước có hoàn cảnh na ná như Việt Nam như Banglades thì họ cũng đã có cơ chế cho người nghèo vay tiền tôi nghĩ chúng ta có thể áp dụng được. Giáo sư một trường đại học ở nước này là người sáng kiến ra mô hình ngân hàng cho người nghèo và đưa cơ chế cho họ vay tiền để mua nhà hoặc sinh kế mà không cần chứng minh khả năng trả nợ. Với sáng kiến này ông đã được giải thưởng Nobel vào năm 2006.

Theo đó, họ tạo lập một cộng đồng những người có nhu cầu mua nhà ở. Cộng đồng này có thể theo địa phương, cơ quan hoặc hiệp hội. Cộng đồng những người vay nợ giám sát nhau, cam kết thu lợi và trả nợ được từ đồng vốn đó. Sau đó, các tổ chức này liên kết với các nhà tài trợ, doanh nghiệp có năng lực để bảo lãnh cho số vốn vay đó. Và khi đã có bảo lãnh, đủ năng lực thì không lo ngại tiền cho vay ra không quay về.

Nên có một cơ chế khác với người giàu để dành riêng cho người nghèo vay. Ở Thái Lan, Philippines cũng có những cơ chế cho người nghèo vay tiền mà không phải chứng minh trả nợ. Tôi cho rằng đó là những kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam.

Điều giải quyết những vướng mắc này theo tôi, Ngân hàng Nhà nước phải biết nghe, tạo sự thay đổi cơ chế cho người thu nhập thấp vay tiền. Nếu không thì chúng ra vẫn lùng bùng trong mớ khó khăn đó, tiến độ vay tiền mỗi năm chỉ được vài % và chưa biết đến bao nhiêu năm thì mới giải ngân xong.



Gói 30.000 tỷ đồng được ra đời nhằm tăng cung, hỗ trợ tài chính cho khu vực nhà giá rẻ - một phân khúc trước đây bị lãng quên. Ảnh: Ngọc Tuyên


- Với cơ chế như ông gợi ý thì vai trò của các tổ chức xã hội lớn. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì có vẻ ngược lại, ông nghĩ sao về điều này?

- Hệ thống pháp luật Việt Nam chưa công nhận hoạt động của nhiều tổ chức xã hội, họ cũng không có khung pháp lý rõ ràng để hoạt động. Tôi cho rằng đó là một trong những bất cập. Lẽ ra, chúng ra có thể có hàng chục nghìn tổ chức hoạt động vì quyền lợi của người nghèo nhưng thực tế thì ngược lại, và gánh nặng đổ hết lên vai Nhà nước.

Chúng ta phải hình thành hoặc thay đổi khung pháp lý nhất định, có độ tin cậy cao hơn để những tổ chức xã hội, doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn trong việc trợ giúp cho người nghèo, gánh thay cho Nhà nước. Mô hình của một số nước chính là ví dụ cho Việt Nam.

- Một số ý kiến cho rằng, Nghị quyết 02 nhấn mạnh việc giải quyết hàng tồn kho cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên, mục đích chính của gói này chỉ là hỗ trợ phân khúc nhà giá rẻ. Liệu gói 30.000 tỷ có đi chệch hướng không thưa ông?

- Đầu tiên tôi khẳng định lại một lần nữa rằng Nghị quyết 02 có 4 giải pháp cứu bất động sản gồm giảm thuế, gia hạn tiền sử dụng đất... Gói 30.000 tỷ chỉ là một trong những giải pháp đó. Tuy nhiên, mục đích chính của chính sách này không phải là giải quyết hàng tồn kho. Gói này nhằm tăng cung và khả năng thanh toán cho khu vực nhà giá thấp, nhằm phát triển một phân khúc thị trường mà trước đây chúng ta lãng quên.

Năm 2005 các văn bản luật bắt đầu đề cập đến nhà xã hội và phải đến 2009 mới có những dự án đầu tiên. Tuy nhiên, số này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong khi đó, nhà cao cấp, trung cấp lại quá nhiều. Gói 30.000 tỷ được đưa ra nhằm làm việc đó chứ không có chức năng giải cứu hàng tồn kho.

- Bất động sản khủng hoảng kéo dài hơn 2 năm nay. Tuy nhiên, theo ông, thị trường năm 2012 và 2013 diễn biến khác nhau ở điểm nào?

- Năm 2012 là năm thị trường tự thân, tự trôi. Còn 2013 là năm thực hiện các giải pháp, tức là thị trường có tác động của phía cơ quan quản lý, chính sách, pháp luật, quy hoạch, trợ giúp tài chính...

- Ông dự đoán, thị trường địa ốc năm 2014 sẽ diễn biến theo chiều hướng nào?

- Triển vọng khu vực giá thấp sẽ tốt hơn, cung nhiều hơn và bên cầu sẽ tăng việc sử dụng gói 30000 tỷ. Tôi không muốn dùng từ hồi sinh vì thực sự phân khúc này mới hình thành. Tăng cung ở khu vực giá rẻ là nâng khả năng tiếp cận nhà ở của những người có thu nhập trung bình.

Ngọc Tuyên

Tái phân lô bán nền là con dao 2 lưỡi

Một số ý kiến cho rằng, cho phép phân lô bán nền có thể giúp thị trường dễ thanh khoản làm bất động sản sống dậy. Số khác lo nếu không quản lý chặt, quy hoạch dễ bị phá nát và lượng đất hoang hóa sẽ gia tăng.

Tổng giám đốc Công ty Techcomreal, Nguyễn Xuân Lộc đánh giá, việc cho phép phân lô bán nền trở lại khi dự án đã hoàn tất hạ tầng sẽ phần nào tháo gỡ được vướng mắc cho thị trường đất nền. Trước đây, việc cấm phân lô bán nền có dụng ý hạn chế đầu cơ mua đi bán lại khiến dự án hoang hóa. Song quy định phải xây nhà mới được bán nền từng khiến cho chi phí của chủ đầu tư bị đẩy lên cao, giá thành một sản phẩm cũng đắt đỏ, kén khách và khó bán hơn.

Ông Lộc cho rằng việc được phép phân lô bán nền khi đã xong hạ tầng sẽ giảm gánh nặng chi phí đầu tư cho doanh nghiệp. Khách mua đất cần chỗ an cư thì xây nhà ở ngay nhưng nếu chưa có nhu cầu, họ cũng không phải chịu áp lực bỏ tiền xây nhà thô. Điều này cũng có lợi cho cả người mua vì tránh được lãng phí. Như vậy, không chỉ có chủ các dự án tìm được đường ra mà chính các nhà đầu tư thứ cấp cũng trút được gánh nặng vì có thể chuyển nhượng dự án dễ dàng hơn.




Cho phép phân lô bán nền có thể làm thị trường bất động sản sống dậy. Ảnh: Hoàng Lan.


Đồng tình quan điểm trên, ông Phạm Trung Hà tổng giám đốc Hoa Phat Land nhìn nhận, việc cho phép tái phân lô bán nền có thể làm sống dậy được thì trường bất động sản. Ông Hà tính toán, trong bối cảnh thị trường đang khó khăn, chủ đầu tư vừa phải đóng tiền sử dụng đất, vừa phải hoàn thiện hạ tầng lại phải xây thô thì chi phí quá lớn. Giá bất động sản cũng bị đẩy cao lên khiến sức thanh khoản yếu đi. Đơn cử, một căn biệt thự rộng khoảng 200m2, tiền xây thô cũng mất khoảng 1 tỷ đồng, tiền sử dụng đất khoảng 10 triệu đồng mỗi m2 thì giá thành mỗi lô đất gồm nhà xây thô cũng mất khoảng gần 3 tỷ đồng.

“Giảm chi phí xây thô, chủ đầu tư có thể tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ, lô đất nền giá sẽ rẻ đi và người mua cũng dễ tiếp cận hơn”, ông Hà nói. Với việc tái phân lô bán nền trở lại, theo ông Hà, thị trường sẽ không sốt nóng ngay nhưng có thể sẽ đẩy nhanh thanh khoản hơn.

Theo các chuyên gia, Hà Nội và TP HCM không còn nhiều quỹ đất ở khu nội đô nên các dự án đất nền thường có vị trí xa trung tâm. Tại TP HCM, các quận, huyện còn quỹ đất cho loại hình này là những khu vực vùng ven như: quận 8, 9, huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi. Tại Hà Nội khu vực có nhiều đất nền như Mê Linh, Long Biên… "Nếu thành phố có hướng dẫn cụ thể về việc cho phép phân lô bán nền sớm, có thể cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015 thị trường sẽ tái xuất hiện dòng sản phẩm này", ông Lộc dự báo.

Tuy nhiên, cũng có chuyên gia địa ốc cho rằng cho phép tái phân lô bán nền khi xây xong hạ tầng có thể là con dao hai lưỡi, hại nhiều hơn lợi. Thị trường khả năng tái xuất hiện những dự án bị bỏ hoang ở khu vực Lê Trọng Tấn, Mê Linh… Bởi vậy theo ông Hà, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ khoanh vùng đô thị đặc biệt được phép phân lô bán nền khi xong hạ tầng đồng thời kèm theo các điều kiện ràng buộc đặc thù cho loại hình sản phẩm này. Thành phố cần phải có những chế tài để tránh trường hợp lô đất mua xong không xây nhà gây hoang hóa lãng phí.

Giám đốc kinh doanh tiếp thị Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tân Bình, Phạm Thị Phương Liên lại lo ngại, việc tái phân lô bán nền trước cấm sau tha có thể tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh giữa 2 nhóm dự án cũ và mới.

Bà Liên cho rằng, thậm chí thả lỏng phân lô bán nền chỉ cứu những dự án treo, còn doanh nghiệp tuân thủ quy định lại thiệt thòi. Quan điểm của chuyên gia này, có thể quy định cho phép phân lô bán nền khi xây xong hạ tầng sẽ cứu được những dự án đất nền mới ra đời sau này hoặc tháo gỡ cho nhóm dự án treo chưa xây dựng, chưa bán. Riêng hững dự án đất nền đã lỡ xây nhà do quy định cũ bắt buộc, chủ đầu tư có muốn cũng không rút lui được nữa. Nhóm doanh nghiệp và khách hàng này bị thiệt hại chi phí xây nhà dù không có nhu cầu ở.

Nữ chuyên gia này cho rằng, hậu quả xấu hơn nữa là các dự án tuân thủ quy định sẽ bị chính những dự án treo cạnh tranh, lấn lướt vì sản phẩm rẻ hơn, dễ bán hơn. Ngoài ra, nếu thả lỏng việc phân lô bán nền mà không có những ràng buộc về việc xây nhà, không quản lý chặt chẽ có thể phá nát quy hoạch, làm tăng số lượng đất nền hoang hóa, trì hoãn quá trình hình thành những khu dân cư ở các dự án mới.

Đứng ở góc độ quản lý, ông Đỗ Việt Chiến, Cục trưởng cục phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho hay, trước kia, việc cấm phân lô bán nền nhằm kiểm soát về trật tự đô thị, nhưng thực tiễn xảy ra là thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn. Những nhà đầu tư nhỏ sau khi đầu tư hạ tầng, hoàn thành nghĩa vụ tài chính xong lại phải xây thô nhà ở rồi mới được bán trong khi năng lực tài chính có hạn là điều bất cập. Ngoài ra, quy định không cho phân lô bán nền ở tất cả các đô thị từ lớn đến nhỏ áp chung một cơ chế là không hợp lý.

“Việc cho phép phân lô bán nền không chỉ dừng ở Nghị định 11 nữa mà đã được Luật đất đai thông qua. Quy định này đã được nâng lên tầm của luật với mục đích là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng như người dân”, ông Chiến cho hay.

Theo ông Chiến, các vị trí nằm trong địa bàn các quận nội thành của các đô thị loại đặc biệt, khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị. Hộ gia đình, cá nhân được chuyển quyền sử dụng đất để tự xây dựng nhà ở phải thực hiện việc xây dựng nhà theo đúng giấy phép xây dựng, tuân thủ quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị đã được phê duyệt. “Như vậy, tháo gỡ cho thị trường nhưng không phải tháo tự do mà có điều kiện để vừa đáp ứng được thực tiễn vừa đảm bảo quản lý trật tự đô thị”, ông Chiến cho hay.

Hoàng Lan - Vũ Lê

Bán nhà 4 tầng,số 61 Phùng Chí Kiên, Nghĩa Đô, Cầu Giấy.



Bán nhà 4 tầng,số 61 Phùng Chí Kiên,Nghĩa Đô,Cầu Giấy.
Diện tích: 97m2 x 4 tầng; MT: 5,5m; ô tô vào nhà ;thiết kế hiện đại 4PN;WC khép kín từng phòng, 2 mặt thoáng ;hướng:Bắc,khu dân trí cao,tiện để ở và làm văn phòng.
Giá: 14 tỷ, thương lượng; SĐCC




Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Cho thuê nhà riêng phố Nghĩa tân gần Hoàng Quốc Việt.



Cho thuê nhà riêng phố Nghĩa tân gần Hoàng Quốc Việt.
 Khu dân trí cao gần chợ,trường học,công viên.Nhà 2,5 tầng ,ô tô đỗ cửa; có 3 phòng ngủ rộng và 3 nhà vệ sinh khép kin,sạch sẽ,có 1 phòng khách và 1 sân để xe.4 điều hòa,3 nóng lạnh và các thiết bị bán ghế phòng khách,bếp ga đầy đủ. Thuận tiện làm văn phòng và nhà ở .

Giá: 8 triệu( hợp đồng lâu dài )





HN chính thức lập quận Nam và Bắc Từ Liêm

HN chính thức lập quận Nam và Bắc Từ Liêm
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm, Hà Nội (Ảnh minh họa)

HN chính thức lập quận Nam và Bắc Từ Liêm

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội.
HN chính thức lập quận Nam và Bắc Từ Liêm - 1
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm, Hà Nội (Ảnh minh họa)
Quận Bắc Từ Liêm có 13 phường
Cụ thể, Chính phủ quyết nghị thành lập quận Bắc Từ Liêm trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế; 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương; 75,48 ha diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn. Quận Bắc Từ Liêm có 4.335,34 ha diện tích tự nhiên và 320.414 nhân khẩu.
Đồng thời, thành lập 13 phường thuộc quận Bắc Từ Liêm. Cụ thể, thành lập phường Thượng Cát trên cơ sở toàn bộ 388,90 ha diện tích tự nhiên và 10.000 nhân khẩu của xã Thượng Cát.
Thành lập phường Liên Mạc trên cơ sở toàn bộ 598,70 ha diện tích tự nhiên và 12.966 nhân khẩu của xã Liên Mạc.
Thành lập phường Thụy Phương trên cơ sở toàn bộ 287,59 ha diện tích tự nhiên và 13.753 nhân khẩu của xã Thụy Phương.
Thành lập phường Minh Khai trên cơ sở toàn bộ 485,91 ha diện tích tự nhiên và 36.709 nhân khẩu của xã Minh Khai.
Thành lập phường Tây Tựu trên cơ sở toàn bộ 530,18 ha diện tích tự nhiên và 26.970 nhân khẩu của xã Tây Tựu; 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương.
Thành lập phường Đông Ngạc trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Đông Ngạc. Phường Đông Ngạc có 241 ha diện tích tự nhiên và 23.922 nhân khẩu.
Thành lập phường Đức Thắng trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Đông Ngạc. Phường Đức Thắng có 120 ha diện tích tự nhiên và 19.923 nhân khẩu.
Thành lập phường Xuân Đỉnh trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Xuân Đỉnh. Phường Xuân Đỉnh có 352,20 ha diện tích tự nhiên và 33.659 nhân khẩu.
Thành lập phường Xuân Tảo trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Xuân Đỉnh. Phường Xuân Tảo có 226,30 ha diện tích tự nhiên và 12.622 nhân khẩu.
Thành lập phường Cổ Nhuế 1 trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số (217,70 ha và 33.346 nhân khẩu) của xã Cổ Nhuế; 3,30 ha diện tích tự nhiên và 372 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn.
Thành lập phường Cổ Nhuế 2 trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại (403,43 ha và 44.488 nhân khẩu) của xã Cổ Nhuế; 1,60 ha diện tích tự nhiên và 292 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn.
Thành lập phường Phúc Diễn trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Phú Diễn (209,03 ha và 21.820 nhân khẩu); một phần diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Cầu Diễn (8 ha và 1.914 nhân khẩu phần phía Nam Quốc lộ 32 và phía Tây Sông Nhuệ).
Thành lập phường Phú Diễn trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại (189,62 ha và 19.514 nhân khẩu) của xã Phú Diễn; một phần diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Cầu Diễn (62,58 ha và 7.548 nhân khẩu phần Bắc Quốc lộ 32).
Quận Nam Từ Liêm và 10 phường trực thuộc
Chính phủ quyết nghị thành lập quận Nam Từ Liêm trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Xuân Phương (536,34 ha và 34.052 nhân khẩu phần phía Nam Quốc lộ 32); một phần diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Cầu Diễn (137,75 ha và 23.279 nhân khẩu phần phía Nam Quốc lộ 32 và phía Đông sông Nhuệ). Quận Nam Từ Liêm có 3.227,36 ha diện tích tự nhiên và 232.894 nhân khẩu.
Đồng thời, thành lập 10 phường thuộc quận Nam Từ Liêm. Cụ thể, thành lập phường Trung Văn trên cơ sở toàn bộ 277,58 ha diện tích tự nhiên và 29.850 nhân khẩu của xã Trung Văn.
Thành lập phường Đại Mỗ trên cơ sở toàn bộ 498,19 ha diện tích tự nhiên và 26.741 nhân khẩu của xã Đại Mỗ.
Thành lập phường Tây Mỗ trên cơ sở toàn bộ 604,53 ha diện tích tự nhiên và 22.557 nhân khẩu của xã Tây Mỗ.
Thành lập phường Mễ Trì trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Mễ Trì. Phường Mễ Trì có 467,30 ha diện tích tự nhiên và 26.688 nhân khẩu.
Thành lập phường Phú Đô trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Mễ Trì. Phường Phú Đô có 239 ha diện tích tự nhiên và 13.856 nhân khẩu.
Thành lập phường Mỹ Đình 1 trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Mỹ Đình. Phường Mỹ Đình 1 có 228,20 ha diện tích tự nhiên và 23.987 nhân khẩu.
Thành lập phường Mỹ Đình 2 trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Mỹ Đình. Phường Mỹ Đình 2 có 197 ha diện tích tự nhiên và 26.991 nhân khẩu.
Thành lập phường Cầu Diễn trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Cầu Diễn (137,75 ha và 23.279 nhân khẩu phần phía Nam quốc lộ 32 và phía Đông sông Nhuệ); phần diện tích và dân số còn lại của xã Mỹ Đình (41,47 ha diện tích tự nhiên và 4.893 nhân khẩu).
Thành lập phường Phương Canh trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Xuân Phương. Phường Phương Canh có 260,76 ha diện tích tự nhiên và 20.243 nhân khẩu.
Thành lập phường Xuân Phương trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Xuân Phương. Phường Xuân Phương có 275,58 ha diện tích tự nhiên và 13.809 nhân khẩu.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận và 23 phường, thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên 332.889 ha, 6.957.300 nhân khẩu và 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Tây Hồ, 17 huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa; thị xã Sơn Tây; 584 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 386 xã, 177 phường, 21 thị trấn.
                                                                                                                 Theo Công Khanh (Tiền Phong)

Cất nóc dự án Hòa Bình Green City

Công ty TNHH Hòa Bình và Công ty CP Nông sản Agrexim vừa tổ chức lễ cất nóc tổ hợp Hòa Bình Green City, đảm bảo đúng tiến độ thi công đã cam kết với khách hàng.

Từ khi nhận giấy phép xây dựng ngày 10/4/2013, chủ đầu tư đã đẩy nhanh tiến độ thi công để có thể bàn giao nhà theo đúng cam kết với khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng xây dựng.



Ông Nguyễn Hữu Đường, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hòa Bình cho biết từ kinh nghiệm thực tế phát triển tổ hợp Hòa Bình International Towers, Hòa Bình Green Apartments và khách sạn Hoà Bình, công ty đã áp dụng vào dự án Hòa Bình Green City với tiến trình thi công liên tục 3 ca một ngày và cất nóc dự án đúng tiến độ.

"Trong vòng 6 tháng tới, dự án bước vào giai đoạn hoàn thiện và sẽ bàn giao căn hộ đồng loạt cho khách hàng từ 30/6/2014 theo đúng hợp đồng cam kết", ông Đường nhấn mạnh.

Được xây dựng tại 505 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, cách hồ Hoàn Kiếm chỉ 3km, Hòa Bình Green City là tổ hợp gồm hai tòa tháp 27 tầng được kết nối với nhau bằng trung tâm thương mại cao 5 tầng ở phía dưới. Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn 6 sao với tay vịn lan can của tất cả các căn hộ và cửa thang máy mạ vàng, các phào chỉ ở sảnh đón tầng trệt cũng được dát vàng.



Kể từ khi khánh thành hai căn hộ thật trên tầng 10 của dự án vào ngày 5/12 vừa qua, Hòa Bình Green City đã bán thêm được hơn 50 căn hộ. Các gói căn hộ được chủ đầu tư đưa ra với giá bán linh hoạt. Nhằm giảm áp lực tài chính cho khách hàng, chủ đầu tư cũng đưa ra gói căn hộ "Không gian sáng tạo" với giá khởi điểm từ 20,5 triệu đồng một m2 (chưa bao gồm VAT).

Bên trong căn hộ "Không gian sáng tạo" không có tủ bếp, điều hòa, tủ âm tường và trần thạch cao để khách hàng tự hoàn thiện theo ý mình. Tuy nhiên, khách hàng vẫn được hưởng tiện ích chung bên ngoài căn hộ theo tiêu chuẩn 6 sao.

Những khách hàng hạn hẹp về thời gian có thể lựa chọn gói này. Căn hộ sẽ được hoàn thiện theo tiêu chuẩn 6 sao với cửa ra vào chống cháy, điều hòa, tủ bếp, tủ âm tường, trần thạch cao và thiết bị vệ sinh gắn tường.

Minh Trí

Phú Mỹ Hưng chọn biệt thự làm sản phẩm khởi động năm 2014

Đầu năm 2013, Phú Mỹ Hưng đã bắt đầu bằng dự án căn hộ Thung lũng Hạnh phúc Happy Valley và đạt được tỷ lệ tiêu thụ thành công rất tốt. Qua năm mới 2014, dòng sản phẩm được công ty chọn để "chào sân" là biệt thự Nam Viên.

Theo đại diện Công ty Phú Mỹ Hưng, biệt thự Nam Viên được chọn làm dự án khởi động năm mới của doanh nghiệp vì biệt thự là dòng sản phẩm rất khan hiếm. "Sở hữu biệt thự Nam Viên là cơ hội không phải khách hàng nào cũng có thể có được. Toàn dự án chỉ có 96 biệt thự được xây dựng trên khuôn viên đất rộng gần 29.000m2", đại diện Phú Mỹ Hưng chia sẻ.



Biệt thự Nam Viên thuộc dòng sản phẩm khan hiếm với số lượng chỉ 96 căn.

Hiện tại nguồn cung biệt thự tại TP HCM khá ít trong khi nhu cầu đang có xu hướng tăng lên. Khu vực trung tâm thành phố quỹ đất không còn nhiều, hầu hết các dự án nhà ở được phát triển là khu căn hộ.

Ngay tại Phú Mỹ Hưng, tính đến nay, trong gần 90 công trình nhà đất được đưa vào hoạt động chỉ có 22 khu biệt thự (chiếm khoảng 25%). Khu đô thị này được quy hoạch chỉ 100.000 dân (tương đương khoảng 1,18% dân số TP HCM hiện nay) nên cơ hội "chen chân" cho cư dân mới không nhiều.




Tọa lạc trong Khu Nam Viên, bán đảo xanh của đô thị Phú Mỹ Hưng, biệt thự Nam Viên có nhiều công viên rộng từ 1-2ha kế bên, mang đến không gian xanh mát cho cuộc sống sinh thái ngay giữa trung tâm đô thị hiện đại.


Chính vì tính khan hiếm nên đa phần khách hàng sở hữu biệt thự tại Phú Mỹ Hưng rất ít khi chuyển nhượng. Thay vào đó, họ sẽ để ở hoặc định hướng lâu dài như là của để dành, một cách bảo toàn vốn hiệu quả. Vì vậy, biệt thự phố vườn và đơn lập tại Phú Mỹ Hưng là dòng sản phẩm rất được ưa chuộng bởi tính khan hiếm của nhà ở có đất và cơ hội để mua nhà ở biệt thự rất ít.

Không chỉ thuộc phân khúc hẹp, số lượng hữu hạn, biệt thự Nam Viên được chọn là dự án đầu tiên của công ty trong năm 2014 nhờ nhiều ưu điểm độc đáo, hiếm có của dự án. Khu Nam Viên được xem như là bán đảo xanh có sông nước bao quanh và mật độ cây xanh cao nhất Phú Mỹ Hưng. Nơi đây được quy hoạch nhiều khu biệt thự mang phong cách kiến trúc bán cổ điển, tạo nên một tổng thể đẹp tinh tế nhưng vẫn mang nét đô thị hiện đại.


Tại khu vực còn giữ được cảnh quan tự nhiên này, dự án biệt thự Nam Viên đã được triển khai để mang đến không gian biệt thự sang trọng, đầy đủ tiện ích ngay giữa thiên nhiên xanh mát. Nam Viên gồm 58 biệt thự đơn lập diện tích từ 308-367m2 và 38 biệt thự phố vườn diện tích từ 223-230m2.

Điểm nhấn thêm cho Nam Viên chính là phần diện tích đất dành không gian xanh mở của mỗi biệt thự chiếm từ 34-60%. Kế bên là công viên rộng đến 2ha và nhiều công viên khác có diện tích từ 1-1,5ha. Dự án sẽ được Phú Mỹ Hưng mở bán vào đầu quý I/2014.

Dự án biệt thự nam Viên sẽ được Phú Mỹ Hưng mở bán vào tháng 1/2014 với lịch thanh toán dài đến 24 tháng. Hiện đã có nhiều ngân hàng triển khai chương trình cho vay lãi suất ưu đãi dành riêng cho khách hàng mua nhà Phú Mỹ Hưng.

Minh Trí

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Mở bán chung cư Thăng Long Yên Hòa

Dự án chung cư Thăng Long Yên Hòa đã thông báo mở bán 200 căn hộ với mức giá từ 21,2-22 triệu đồng một m2, diện tích căn hộ từ 45-128m2.

Khu chung cư Thăng Long Yên Hòa tọa lạc tại tổ 50, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, đối diện tòa nhà Chelsea Park, gần Kangnam. Dự án nằm trong khu vực trung tâm quận Cầu Giấy, nơi đang có tốc độ phát triển hạ tầng nhanh với nhiều công trình, dự án lớn, đồng bộ và hiện đại.



Từ dự án có thể kết nối khá dễ dàng với các tiện ích, dịch vụ sẵn có tại quận Cầu Giấy như siêu thị Big C khoảng 500m, cạnh trường THPT Nguyễn Siêu, gần các khu dân cư cao cấp khác. Dự án còn nằm ngay sát quần thể công viên lớn số một Việt Nam trong tương lai gần là công viên Yên Hòa. Với ưu thế này, khu chung cư luôn được bao bọc bởi những "lá phổi xanh", mang đến không gian sống trong lành.

Tòa chung cư Thăng Long Yên Hòa cao 27 tầng được xây dựng trên diện tích đất 3.576m2. Từ tầng 1-3 là trung tâm thương mại, khu dịch vụ, spa, gym, từ tầng 4-27 là khu căn hộ, tầng trên cùng là bể bơi, vườn sinh thái... Có hai tầng hầm để ôtô và xe máy, đảm bảo cho mỗi hộ dân có một chỗ để xe ôtô.

Dự án được thiết kế hiện đại, thông thoáng, gần gũi thiên nhiên theo phong cách Á Đông. Căn hộ Thăng Long Yên Hòa có nhiều loại diện tích (gồm 45,1m2, 65,1m2, 67m2, 80,5m2, 88,5m2, 89m2, 99,5m2, 100m2, 103m2, 113m2 và 127,9m2). Giá bán căn hộ từ 21,2-22 triệu đồng một m2 (đã có VAT và nội thất). Như vậy chỉ từ 976 triệu đồng khách hành có thể sở hữu ngay căn hộ tiện nghi tại dự án.

Hiện công trình xây thô đến tầng 9, dự kiến hoàn thành và bàn giao nhà vào tháng 2/2015. Sàn giao dịch Bất động sản Phúc An đã được chủ đầu tư là Công ty TNHH Thăng Long chọn làm đơn vị phân phối độc quyền căn hộ dự án Thăng Long Yên Hòa.

Minh Trí

Đà Nẵng dọa thu hồi resort 5 sao của bầu Đức

UBND TP Đà Nẵng vừa yêu cầu Công ty Hoàng Anh Gia Lai cam kết tiến độ của khu nghỉ dưỡng 5 sao ven bãi biển Non Nước, nếu không đạt sẽ thu hồi theo quy định.

Dự án khu nghỉ dưỡng 5 sao của Công ty Hoàng Anh Gia Lai (do ông Đoàn Nguyên Đức làm Chủ tịch) tọa lạc trên khu đất rộng 4,5 ha, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Dự án đã được giao đất nhiều năm nhưng doanh nghiệp vẫn án binh bất động nên bị UBND TP Đà Nẵng thúc tiến độ. Trước đó, khu resort này còn bị đề nghị thu hẹp diện tích để xây bãi tắm công cộng, mở đường xuống biển và không che khuất tầm nhìn của khu danh thắng Ngũ Hành Sơn.

Tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII diễn ra giữa tháng này, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Trần Thọ cho biết đã tổng rà soát các dự án trên địa bàn.

Theo đó, quận Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà còn khá nhiều dự án ven biển chưa được triển khai. Doanh nghiệp thuê đất, được giao quyền sử dụng đất nhưng rất chậm thực hiện hoặc chưa thực hiện. Dự án mang tính đối phó, thiếu tính khả thi. Cá biệt có hiện tượng đầu cơ mua bán dự án kiếm lời. Trong khi đó, các đơn vị có nhu cầu thì chưa được hoặc không được xem xét giải quyết.


Nhiều dự án du lịch ven biển Đà Nẵng đang áng binh bất động. Ảnh: Nguyễn Đông

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho hay, bước đầu đã xoá một số dự án, quy hoạch treo và yêu cầu nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án theo cam kết, tránh tình trạng kéo dài vô thời hạn. “Về lâu dài, cần có giải pháp hợp tình, hợp lý, xử lý nhanh chóng tình trạng này. Doanh nghiệp thuê đất mà không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích thì thu hồi", ông nói.

Trao đổi với VnExpress.net, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), Đoàn Nguyên Đức cho biết: "Ở Đà Nẵng có rất nhiều dự án chậm tiến độ chứ không riêng gì HAGL. Kinh tế khó khăn, xây dự án trong thời điểm này không hiệu quả nên doanh nghiệp chưa làm. Rót tiền ngay lúc này thì chắc chắn bị lỗ".

Bầu Đức cho hay ngoài việc đã nộp tiền sử dụng đất cho TP Đà Nẵng, doanh nghiệp đã bỏ thêm hàng chục tỷ đồng thi công một số hạng mục san lấp, tường rào, khoan thăm dò cho khu resort 5 sao này và dự kiến tiếp tục xây dựng khi kinh tế khởi sắc. Trong trường hợp Đà Nẵng quyết thu hồi, chỉ cần định giá lại dự án này và trả tiền lại cho doanh nghiệp. Nếu có đơn vị khác muốn đầu tư dự án này, HAGL sẽ không có ý kiến.

"Tập đoàn HAGL đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào khách sạn, trung tâm thương mại, căn hộ tại Đà Nẵng, nhiều dự án đã đi vào hoạt động. Lẽ ra Đà Nẵng nên phân biệt đâu là nhà đầu tư gắn bó với địa phương và thông cảm cho doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế còn khó khăn", ông Đức nói.

Các dự án HAGL đang đầu tư tại Đà Nẵng: tổ hợp khách sạn 5 sao 20 triệu USD và khu resort 5 sao tại Ngũ Hành Sơn trị giá gần 30 triệu USD; khu phức hợp ven sông Hàn 150 triệu USD; tổ hợp chung cư hồ Thạc Gián 30 triệu USD. Ngoài ra HAGL còn có văn phòng cho thuê, khách sạn, trung tâm thương mại đang kinh doanh ở trung tâm thành phố này.

Vũ Lê - Nguyễn Đông

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Lại "bật đèn xanh" cho dự án bỏ hoang, đầu cơ

Lại "bật đèn xanh" cho dự án bỏ hoang, đầu cơ

Có thể sẽ lại tái diễn và gia tăng tình trạng đầu cơ, đất nền bị bỏ hoang… xôi đỗ, lổn nhổn, phá vỡ cảnh quan đô thị.
Trước việc ban hành một Thông tư liên tịch trong đó cho phép được bán đất nền để người dân tự xây nhà nảy sinh nhiều quan ngại về thị trường nhà đất.
Luẩn quẩn: Cấm rồi lại cho
Theo Thông tư liên tịch số 20/2013 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ, từ ngày 5/1/2014, quy định cho phép các khu đô thị không cần phải bán nhà mà có thể bán đất nền cho người dân tự xây nhà.
Trước đó, vào năm 2011, khi tình trạng đầu tư nhà, đất tràn lan khiến hàng loạt khu biệt thự, nhà liền kề tại nhiều dự án “bỏ hoang” không được sử dụng thì chính Bộ Xây dựng đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xóa bỏ hình thức chia lô, bán nền, bán nhà xây thô trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị.
Cùng với đó, yêu cầu chủ đầu tư phải có trách nhiệm hoàn thiện nhà ở trước khi bàn giao cho khách hàng; nghiên cứu ban hành chính sách thuế đủ mạnh để hạn chế tình trạng đầu cơ nhà, đất mà không đưa vào sử dụng gây lãng phí và làm mất mỹ qua đô thị…
Lại "bật đèn xanh" cho dự án bỏ hoang, đầu cơ - 1
Thực trạng bỏ "hoang" ở dự án khu đô thị Hà Phong (Mê Linh, Hà Nội). Ảnh: Nguyễn Lê
Lúc bấy giờ, Cục trưởng Cục quản lý Nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Hà còn khẳng định: Nếu không làm mạnh việc xóa bỏ phân lô, bán nền (gốc rễ của đầu cơ) thì rủi ro và thiệt hại sẽ luôn rơi vào người tiêu dùng. Nếu để chia lô, bán nền tiếp thì doanh nghiệp có lợi nhưng phát triển đô thị không thành…
Thế nhưng, không biết vì lý do gì mà đến cuối năm 2013, Bộ Xây dựng lại thay đổi cho phép phân lô, bán nền từ năm 2014?
Lại lo tăng đầu cơ, đô thị “hoang”
Trước việc cho phép phân lô bán nền này, một số doanh nghiệp bất động sản chia sẻ sự lo lắng sẽ lại tái diễn tình trạng đầu cơ và rất có thể lại gia tăng sự hoang hóa ở các khu đô thị.
Trao đổi với PV Infonet, ông Nguyễn Viết Hải, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư VIC quan ngại: Khi cho phép chủ đầu tư dự án đã làm hạ tầng xong được bán nền cho người dân tự xây nhà sẽ khiến thời hạn hoàn thành và đi vào hoạt động của dự án lâu hơn. Cùng với đó, dù áp người dân xây theo quy hoạch cũng sẽ khiến quy hoạch không đồng bộ, chẳng hạn quy hoạch phải xây 5 tầng nhưng người dân không có tiền chỉ xây được 3 tầng thì sao?
“Có thể sẽ lại tái diễn và gia tăng tình trạng đầu tư đầu cơ, nếu không xây dự án sẽ lại bị bỏ hoang… Theo tôi, nên có quy định chặt chẽ hơn như: quy định rõ trong thời gian bao lâu bắt đầu từ lúc phân lô bán nền thì người dân phải xây nhà, xây theo quy định như thế nào….”, ông Hải nói.
Còn TS. Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam nói thẳng: Bất kể ở đô thị nào cũng không nên làm, cần xóa bỏ hẳn việc cho phân lô bán nền.
“Nhà nước đã thu hồi đất giao cho chủ đầu tư làm dự án bất động sản thì phải xây nhà, bán nhà theo quy hoạch nhất định. Các nước khác trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc… chẳng nước nào cho phân lô bán nền”, ông Liêm cho hay.
Cho phân lô bán nền sẽ có nhiều hệ lụy: Thứ nhất, quang cảnh khu đô thị không đẹp bởi người mua đất rồi thì họ có quyền xây lúc nào thì xây, có thể đời họ không xây mà giữ đất lại cho con cháu mới xây, tự nhiên tạo sự lổn nhổn ở khu đô thị. Ngoài ra, còn gây các tệ nạn xã hội khi chưa xây, để đất trống tự nhiên lại biến thành nơi chứa rác thải, để cỏ mọc…. mất mỹ quan.
Thứ hai, cho bán nền tức là dự án mới trên giấy người mua đã phải ứng tiền, dễ phát sinh nhiều chuyện lừa đảo, làm cho thị trường đất càng hỗn loạn hơn.
Thiết nghĩ, trước thực tế còn tồn tại nhiều dự án “hoang”, nhà không người ở hoặc đất trống không xây như khu đô thị Mê Linh, khu Văn Quán, Văn Khê… thì những ý kiến quan ngại nêu trên rất đáng để những nhà quản lý, ban hành chính sách suy ngẫm!
                                                                                                                      Theo Minh Thư (Infonet.vn)

Thanh toán 20% nhận nhà ngay tại dự án Gamuda Gardens

Công ty Gamuda Land Việt Nam vừa giới thiệu chương trình ưu đãi "Thanh toán 20% - Nhận nhà ngay" nhân dịp Giáng sinh và năm mới sắp đến.

Theo đó, khách hàng chỉ cần thanh toán 20% giá trị hợp đồng là có thể nhận nhà. 80% giá trị còn lại sẽ được thanh toán chậm trong vòng 48 tháng tiếp theo với 0% lãi suất. Ngoài ra, khách hàng còn được hưởng nhiều ưu đãi khác với tổng trị giá lên tới hơn 30.000 USD. Đặc biệt, khách hàng đăng ký mua nhà từ ngày 21-31/12 sẽ được hoàn lại 3% giá trị hợp đồng. Số lượng áp dụng hạn chế cho 10 căn bao gồm cả biệt thự song lập và liền kề.




Toàn cảnh dự án Gamuda Gardens. Thông tin chi tiết dự án khách hàng liên hệ văn phòng bán hàng, địa chỉ Km 4,4 Pháp Vân, Hoàng Mai, Hà Nội. Hotline: 0902178088.


Tọa lạc tại cửa ngõ phía Nam Hà Nội, khu đô thị Gamuda Gardens trải rộng 73ha là một trong bốn khu phức hợp của dự án Gamuda City. Chỉ cách khu quận trung tâm 12 phút chạy xe, Gamuda Gardens là nơi giao thương và sinh sống lý tưởng cho cư dân. Với mật độ xây dựng thấp, diện tích cây xanh và các công trình công cộng lên tới hơn 50%, Gamuda Gardens dự kiến sẽ cung cấp khoảng hơn 2.000 căn nhà gồm nhà liền kề, biệt thự song lập, biệt thự đơn lập và chung cư cao cấp.

Hiện tại, 364 căn biệt thự song lập và nhà liền kề đã gần hoàn tất để bàn giao cho khách hàng vào tháng 1/2014. Các hạng mục tiện ích khác bao gồm cổng chính, đường vào, cảnh quan, sân chơi trẻ em và khu nhà mẫu đã đưa vào sử dụng và đón hàng trăm lượt khách tới tham quan. Trường liên cấp quốc tế Singapore (SIS) chuẩn bị khởi công đầu năm 2014 và sẽ bắt đầu tuyển sinh vào tháng 8/2014.

Khu vực câu lạc bộ với các tiện ích như nhà hàng cao cấp, sân quần vợt, bể bơi theo quy chuẩn Olympic… đang đạt 70% tiến độ, dự kiến đi vào hoạt động vào giữa năm 2014. Dãy nhà phố thương mại gồm 15 căn đang được xây dựng, dự kiến tới tháng 5/2014 sẽ mở cửa. Các cửa hàng đang được đăng ký cho thuê, tương lai sẽ góp phần hoàn thiện các tiện ích của Khu đô thị Gamuda Gardens.


Ông Yip Siew Yong, đại diện Công ty Gamuda Land Việt Nami trao quà cho bà Trần Thục Ninh, Giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu.

Chủ đầu tư Gamuda Land Việt Nam cũng vừa tổ chức đêm tiệc Giáng sinh Xanh cho hơn 200 khách hàng và đối tác tại dự án. Ông Cheong Ho Kuan, Tổng giám đốc Gamuda Land Việt Nam chia sẻ đêm tiệc là lời cảm ơn của công ty đến những khách hàng thân thiết và chào mừng những cư dân của khu đô thị Gamuda Gardens trong mùa Giáng sinh đầu tiên.

Đây cũng là sự kiện đánh dấu 364 căn nhà liền kề và biệt thự song lập thuộc giai đoạn một đã hoàn thiện và sẵn sàng bàn giao cho cư dân vào đầu năm 2014. Kết thúc chương trình, Gamuda Land Việt Nam đã trao tặng tiền và quà cho đại diện của Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu, Hà Đông.

Thu Ngân

Địa ốc đua xả hàng ăn theo hạ tầng

Hàng được bung ra nhiều tại TP HCM và Hà Nội là các dự án nhà ở đón cầu, đường mới. Theo các chuyên gia, động thái này mang tính thời vụ, là chiêu bình mới rượu cũ nhằm vớt mẻ lưới cuối cùng trong năm.

Giữa tháng 12, Công ty Bất động sản Sài Gòn Đông Dương mở bán căn hộ Sunny Plaza tọa lạc ngay mặt tiền của trục đại lộ Phạm Văn Đồng (mới thông xe cuối tháng 9). Chủ đầu tư dự án cho biết, đợt 1 doanh nghiệp tung ra 104 căn, nhờ hiệu ứng của hạ tầng đã thu hút được 75 khách hàng đặt cọc, giá bán 21 triệu đồng mỗi m2.

Dự án được khách hàng quan tâm vì theo chủ đầu tư nó kết nối với tuyến Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài. Đây là một trong những tuyến chính của hệ thống giao thông vành đai TP HCM, giúp lưu thông thuận tiện hơn.

Trung tuần tháng 12, tại quận Bình Thạnh, Công ty TNHH Vietnam Land SSG chớp lấy thông tin tích cực là UBND TP HCM phê duyệt dự án Saigon Pearl được quy hoạch thuộc lõi trung tâm thành phố để công bố giai đoạn 3 của dự án.

Trong khi đó, Đất Xanh Đông Á lại bắt lấy điểm nhấn khu vực ngã tư Thủ Đức - tuyến Metro số 1 để chào bán 30 căn hộ cuối của dự án Emerald Apartment với giá 12,6 triệu đồng một m2. Tuy nhiên, được lợi từ chuyển biến của tuyến tàu điện Metro phải kể đến dự án Thảo Điền Pearl và hàng loạt dự án căn hộ cao cấp khu vực quận 2. Giữa tháng 12, Lexington Residence cũng chào bán đợt 1 và giao dịch thành công hơn 130 căn nhờ hưởng lợi từ hạ tầng khu vực này.



Cầu đường, metro, các tuyến vành đai, đại lộ mới... đang là một trong những yếu tố giúp giao dịch nhà đất nhích lên so với năm 2012. Ảnh: Vũ Lê.

Riêng dự án Him Lam nhờ lợi thế thông xe cầu Him Lam thanh khoản đã cải thiện so với 4 năm trước đó. Cuối năm, chủ đầu tư chỉ còn bán vét 40 căn dự án Him Lam Riverside quận 7 đợt cuối.

Thống kê từ Công ty kinh doanh địa ốc Him Lam, trong 3 năm (2009-2011) doanh nghiệp chỉ bán được 110 căn hộ dự án này. Trong 11 tháng đầu năm 2012, giai đoạn cực kỳ khó khăn của thị trường bất động sản, doanh nghiệp chỉ bán được 40 căn. Tuy nhiên, cột mốc từ ngày thông xe cầu Him Lam là 22/12/2012 đến ngày 22/12/2013, doanh nghiệp bán hơn 120 căn, tăng gấp 3 lần so với năm trước.

Trao đổi với VnExpress.net, Giám đốc Công ty Lê Thành, Lê Hữu Nghĩa cho biết: "Tại TP HCM, nhờ thông tin tích cực từ các cây cầu, đường mới, đại lộ, tuyến vành đai, Metro 1... các dự án uy tín ít nhiều đã cải thiện được thanh khoản".

Tuy nhiên, ông Nghĩa cho rằng, hiện nay cầu đường đã không còn ma lực kích giá nhà đất lên cao hay tạo nên cảnh mua bán ồ ạt như năm 2005-2007. Thời kỳ sốt đất, hạ tầng thường phục vụ giới đầu cơ, gây thiệt hại cho người mua nhà. "Nay hạ tầng chỉ là cơ sở để khách hàng cân nhắc ra quyết định an cư", ông Nghĩa nhận xét.



Theo các chuyên gia, các dự án hạ tầng đã góp phần gỡ khó cho thị trường địa ốc trong năm 2013 đầy khó khăn. Ảnh: Vũ Lê.

Tương tự, tại Hà Nội, số dự án bung hàng ăn theo hạ tầng cũng khá nhiều. Đường Minh Khai thuộc quận Hai Bà Trưng mở rộng khiến khu vực này trở thành một trong những nơi có nhiều dự án mọc lên như Hòa Bình Green City, Thăng Long Garden.

Đầu tháng 12, Công ty TNHH Hòa Bình cũng tiếp tục chào bán 300 căn hộ còn lại của dự án Hòa Bình Green City trên đường Minh Khai. Các căn hộ chưa hoàn thiện có giá khởi điểm 20,5 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT). Đối với gói “căn hộ hoàn thiện”, giá bán khởi điểm 26 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT). Hiện dự án sắp hoàn thành xây thô, dự kiến đến 6/2014, dự án sẽ bàn giao căn hộ.

Chưng cư 170 Đê La Thành cũng được các nhà đầu tư thứ cấp chào bán với giá 27-30 triệu đồng mỗi m2 tùy vị trí. Một môi giới cho hay, tuyến đường Hoàng Cầu - Ô Chợ Dừa được thông qua khiến giá trị căn hộ cũng được nâng lên. Dự án đã được bán từ lâu, nay chỉ còn môi giới và các nhà đầu tư thứ cấp rao bán. Tuy nhiên, do bối cảnh thị trường khó khăn nên giá chênh từ chủ đầu tư thứ cấp không nhiều, mức chênh chủ yếu do thỏa thuận.

Tại khu vực quận Long Biên, một số dự án cũng hưởng lợi nhờ tuyến đường huyết mạch Thạch Bàn mới thông hồi tháng 10. Tiêu biểu như dự án Chung cư Ct2 Thạch Bàn cũng được nhiều nhà đầu tư thứ cấp chào bán với giá khoảng 500-700 triệu đồng mỗi căn. Trước đây, giá gốc chủ đầu tư bán ra khoảng 10 triệu đồng mỗi m2 thì nay được đẩy lên khoảng 11-13 triệu đồng tùy vị trí.

Theo ông Nguyễn Thế Cường, Văn phòng nhà đất Long Biên, đối với nhiều dự án ở khu vực trung tâm thành phố, cơ sở hạ tầng đã ổn định thì việc mở thêm một vài tuyến đường không ảnh hưởng đến giá cả dự án. Tuy nhiên, ở những khu đô thị mới, hạ tầng được nâng cấp sẽ tác động đôi chút đến tâm lý người mua.

Một lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc cho hay, hiện nay những dự án chạy theo hạ tầng không nhiều bởi bối cảnh thị trường bất động sản quá khó khăn. Theo vị lãnh đạo này, việc mở bán dự án ăn theo đường mới thông chỉ là cái cớ, bởi thực tế, những người “ăn dày” chính là lúc thông tin còn đang trên bàn giấy. "Các dự án mở bán thời điểm cuối năm nhờ vào tuyến đường mới thông chỉ mang tính chất bình mới rượu cũ”, ông nói.

Vũ Lê - Hoàng Lan

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Bán Nhà 40m2 x 4 Tầng, Triều Khúc ,ô tô vào nhà giá 2,6 tỷ.



Bán Nhà 40m2 x 4 Tầng, Triều Khúc ,giá 2,6 tỷ.
Diện tích:40m2 x 4 tầng; MT 3,5m, sâu 11,5m. Hướng Tây Nam. Đường :4m ô tô vào nhà . Gồm 1 phòng khách, 4 phòng ngủ, 4 phòng tắm, Mặt bếp ốp đá,sàn nhà, cầu thang , tủ bếp bằng gỗ. Phòng ngủ có cửa sổ thoáng, đón ánh sáng tự nhiên cho căn phòng. Không gian sống yên tĩnh. Khu dân cư dân trí cao, an ninh tốt. Gần chợ, trường ĐH Hà Nội.
 Bác nào có nhu cầu hãy liên hệ 0986 009 506 Gặp Hà để biết thêm thông tin và xem nhà , xin cảm ơn.