Với lý do phải có sự đồng ý của lãnh đạo hoặc yêu cầu cần gặp riêng tại quán cà phê, nhiều công chức không cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực đất đai cho người dân, một báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết.
Nghiên cứu Công khai Thông tin Đất đai vừa được nhóm chuyên gia thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện cho thấy những cải cách trong vài thập kỷ vừa qua đã giúp cải thiện tình hình công khai thông tin liên quan đến các vấn đề đất đai. Tuy nhiên, ở một vài nơi, công chức có trách nhiệm vẫn không cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật mặc dù đã có cải thiện so với kết quả nghiên cứu năm 2010.
Để tiến hành nghiên cứu, các chuyên gia đã kiểm tra tình hình công khai thông tin liên quan đến đất đai trên các trang web của 63 tỉnh, thành cũng như tại các cơ quan chức năng của từng tỉnh, 126 huyện và 321 xã vào cuối năm 2013 và đầu năm 2014. Nhóm nghiên cứu đã gặp phải những vấn đề về thái độ, năng lực và công tác chỉ đạo. Ở nhiều tỉnh, huyện và xã, nơi các nghiên cứu viên thực hiện khảo sát, các công chức từ chối cung cấp thông tin với lý do “thông tin mật,” cần phải có đồng ý của Chủ tịch UBND hoặc thậm chí là cần gặp riêng tại quán cà phê. Nhóm nghiên cứu cũng đặt câu hỏi nghi ngờ về mối tương quan giữa tính minh bạch thông tin đất đai và tham nhũng.
"Các cán bộ từ chối những yêu cầu cung cấp thông tin hoặc đòi giấy giới thiệu. Ở cấp xã, nhiều công chức lại không có mặt trong giờ làm việc hoặc trả lời là họ không có các thông tin được yêu cầu cung cấp. Những trải nghiệm này cho thấy rõ ràng công chức vẫn chưa hiểu rằng cung cấp thông tin là một nghĩa vụ của công chức theo luật định, và công dân dù không có thư giới thiệu vẫn có quyền tiếp cận", nhóm nghiên cứu nhận định.
Các chuyên gia của WB khuyến nghị Việt Nam nên đưa loại thông tin về đất đai vào danh sách cần công khai rộng rãi cho người dân khi có yêu cầu ở bất cứ cơ quan hành chính cấp nào.
"Ngày càng có nhiều nước trên thế giới sử dụng các luật tiếp cận thông tin. Những luật như vậy cũng xác lập các thủ tục về giám sát, theo dõi, thực thi và khiếu nại... Tất cả những thủ tục này còn chưa hiện diện trong cách tiếp cận thông tin ở Việt Nam", báo cáo nhận định.
Nghiên cứu Công khai Thông tin Quản lý Đất đai là một phần của dự án minh bạch Việt Nam do Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) tài trợ và WB thực hiện.
Ngọc Tuyên
Nghiên cứu Công khai Thông tin Đất đai vừa được nhóm chuyên gia thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện cho thấy những cải cách trong vài thập kỷ vừa qua đã giúp cải thiện tình hình công khai thông tin liên quan đến các vấn đề đất đai. Tuy nhiên, ở một vài nơi, công chức có trách nhiệm vẫn không cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật mặc dù đã có cải thiện so với kết quả nghiên cứu năm 2010.
Để tiến hành nghiên cứu, các chuyên gia đã kiểm tra tình hình công khai thông tin liên quan đến đất đai trên các trang web của 63 tỉnh, thành cũng như tại các cơ quan chức năng của từng tỉnh, 126 huyện và 321 xã vào cuối năm 2013 và đầu năm 2014. Nhóm nghiên cứu đã gặp phải những vấn đề về thái độ, năng lực và công tác chỉ đạo. Ở nhiều tỉnh, huyện và xã, nơi các nghiên cứu viên thực hiện khảo sát, các công chức từ chối cung cấp thông tin với lý do “thông tin mật,” cần phải có đồng ý của Chủ tịch UBND hoặc thậm chí là cần gặp riêng tại quán cà phê. Nhóm nghiên cứu cũng đặt câu hỏi nghi ngờ về mối tương quan giữa tính minh bạch thông tin đất đai và tham nhũng.
"Các cán bộ từ chối những yêu cầu cung cấp thông tin hoặc đòi giấy giới thiệu. Ở cấp xã, nhiều công chức lại không có mặt trong giờ làm việc hoặc trả lời là họ không có các thông tin được yêu cầu cung cấp. Những trải nghiệm này cho thấy rõ ràng công chức vẫn chưa hiểu rằng cung cấp thông tin là một nghĩa vụ của công chức theo luật định, và công dân dù không có thư giới thiệu vẫn có quyền tiếp cận", nhóm nghiên cứu nhận định.
Các chuyên gia của WB khuyến nghị Việt Nam nên đưa loại thông tin về đất đai vào danh sách cần công khai rộng rãi cho người dân khi có yêu cầu ở bất cứ cơ quan hành chính cấp nào.
"Ngày càng có nhiều nước trên thế giới sử dụng các luật tiếp cận thông tin. Những luật như vậy cũng xác lập các thủ tục về giám sát, theo dõi, thực thi và khiếu nại... Tất cả những thủ tục này còn chưa hiện diện trong cách tiếp cận thông tin ở Việt Nam", báo cáo nhận định.
Nghiên cứu Công khai Thông tin Quản lý Đất đai là một phần của dự án minh bạch Việt Nam do Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) tài trợ và WB thực hiện.
Ngọc Tuyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét