Cao hơn so với Trung Quốc, song theo báo cáo của Bộ Xây dựng, suất đầu tư trung bình của đường cao tốc Việt Nam rẻ hơn nhiều nước phát triển. Chi phí đội lên chủ yếu do xây cầu, hầm, xử lý đất...
Bộ Xây dựng vừa có báo cáo gửi Chính phủ về chi phí xây dựng 10 tuyến đường cao tốc tại Việt Nam, đồng thời so sánh với suất đầu tư một số tuyến tương tự trên thế giới. Thông tin này được cơ quan quản lý đưa ra, sau khi nhiều ý kiến từ các chuyên gia kinh tế và giao thông cho rằng chi phí xây dựng đường cao tốc của Việt Nam đắt đỏ hơn so với thế giới.
Cụ thể, Bộ Xây dựng cho biết trong giai đoạn 2005-2010, suất vốn đầu tư mỗi km cao tốc 4 làn xe ở khu vực đồng bằng (như các tuyến Giẽ - Ninh Bình, Láng – Hòa Lạc, TP HCM – Trung Lương, TP HCM – Long Thành – Dầu Giây) khoảng 12,5 triệu USD.
Từ 2010 đến nay, mỗi km cao tốc khu vực trung du miền núi phía Bắc (Hà Nội đi Thái Nguyên hay Yên Bái) chỉ là 6,2 triệu USD. Con số này ở khu vực miền Trung như tại cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Dầu Giây - Phan Thiết khoảng 9,66 triệu USD. Đối với tuyến có địa hình, địa chất đặc biệt như Bến Lức – Long Thành, suất đầu cao nhất là 25,8 triệu USD.
Theo cơ quan quản lý, 2 yếu tố cơ bản khiến giá thành đường đắt lên là chi phí xây cầu, hầm và xử lý nền đất yếu. Tại cao tốc Bến Lức-Long Thành, trong tổng số 57,8km chiều dài, có đến 20km cầu và cầu cạn. Trên tuyến có còn có đến 2 cầu dây văng quy mô rất lớn là Bình Khánh (dài 2,76km) và Phước Khánh (dài 3,18km).
“Tại dự án TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, trong khi 30km đi qua Đồng Nai với địa chất ổn định thì chi phí chỉ hơn 9 triệu USD mỗi km, nhưng đoạn đầu tuyến 24km thì có đến 16,5km là cầu cạn và cầu vượt sông nên đắt hơn nhiều lần. Riêng một nút giao đã ngốn 2.000 tỷ đồng”, lãnh đạo Tổng công ty Phát triển đường cao tốc (VEC) dẫn chứng.
Click vào đây để xem chi tiết
Để so sánh những suất đầu tư nêu trên với các nước trên thế giới, Bộ Xây dựng đã dẫn lại số liệu của một số tổ chức như Quỹ hợp tác phát triển Hàn Quốc (EDCF), Nhật Bản (JICA)… Tuy vậy, báo cáo lại chưa đề cập nhiều đến chi phí xây dựng đường cao tốc ở một số quốc gia có điều kiện địa lý và kinh tế tương tự Việt Nam.
Tại Hàn Quốc, dự án cao tốc số 2 Busan với quy mô 4 làn xe, hoàn thành năm 2011 có suất đầu tư mỗi km là 19,16 triệu USD. Lý giải cho mức giá khá cao này, EDCF cho hay tuyến đường đi qua địa hình đồng bằng nền đất yếu, đồng thời có tỷ lệ cầu hầm chiếm đến 72% tổng chiều dài 15,26km.
Tuy vậy, con số nêu trên cũng chưa thấm vào đâu khi nhìn vào chi phí để xây dựng các tuyến cao tốc tại Nhật Bản. Theo số liệu được đoàn nghiên cứu JICA cung cấp, suất đầu tư tại đất nước mặt trời mọc cao gấp 5-10 lần Việt Nam. Tags: Công ty vệ sinh, Cỏ nhân tạo, Giường tầng
Tuyến Tomei hoàn thành năm 2008 dù chỉ có quy mô 2 làn nhưng để xây được một km, người Nhật đã tốn 39,6 triệu USD. Còn đường Bắc Kanto (2 làn) xong năm 2012 thậm chí còn có giá 65 triệu USD mỗi km.
Với tuyến tiêu chuẩn 4 làn, đường vành đai II Nagoya xong năm 2011 có suất đầu tư mỗi km là 207 triệu USD. Một năm sau, tuyến Shintomei hoàn tất cũng với kinh phí tương đương.
Trích dẫn khá chi tiết suất đầu tư của nhiều dự án ở các quốc gia khác nhau, nhưng Bộ Xây dựng thừa nhận "việc so sánh suất đầu tư với đường cao tốc Việt Nam chỉ là tương đối” vì nhiều lý do như cơ cấu nút giao, tỷ trọng cầu giữa các dự án rất khác nhau, kết cấu đường, tiêu chuẩn thiết kế cũng khác.
“Chưa kể các nước đã có kinh nghiệm làm cao tốc hàng chục năm và mặt bằng giá khá ổn định, trong khi điều này ở Việt Nam những năm qua rất biến động”, báo cáo này lưu ý.
Chí Hiếu
Bộ Xây dựng vừa có báo cáo gửi Chính phủ về chi phí xây dựng 10 tuyến đường cao tốc tại Việt Nam, đồng thời so sánh với suất đầu tư một số tuyến tương tự trên thế giới. Thông tin này được cơ quan quản lý đưa ra, sau khi nhiều ý kiến từ các chuyên gia kinh tế và giao thông cho rằng chi phí xây dựng đường cao tốc của Việt Nam đắt đỏ hơn so với thế giới.
Cụ thể, Bộ Xây dựng cho biết trong giai đoạn 2005-2010, suất vốn đầu tư mỗi km cao tốc 4 làn xe ở khu vực đồng bằng (như các tuyến Giẽ - Ninh Bình, Láng – Hòa Lạc, TP HCM – Trung Lương, TP HCM – Long Thành – Dầu Giây) khoảng 12,5 triệu USD.
Từ 2010 đến nay, mỗi km cao tốc khu vực trung du miền núi phía Bắc (Hà Nội đi Thái Nguyên hay Yên Bái) chỉ là 6,2 triệu USD. Con số này ở khu vực miền Trung như tại cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Dầu Giây - Phan Thiết khoảng 9,66 triệu USD. Đối với tuyến có địa hình, địa chất đặc biệt như Bến Lức – Long Thành, suất đầu cao nhất là 25,8 triệu USD.
Theo cơ quan quản lý, 2 yếu tố cơ bản khiến giá thành đường đắt lên là chi phí xây cầu, hầm và xử lý nền đất yếu. Tại cao tốc Bến Lức-Long Thành, trong tổng số 57,8km chiều dài, có đến 20km cầu và cầu cạn. Trên tuyến có còn có đến 2 cầu dây văng quy mô rất lớn là Bình Khánh (dài 2,76km) và Phước Khánh (dài 3,18km).
“Tại dự án TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, trong khi 30km đi qua Đồng Nai với địa chất ổn định thì chi phí chỉ hơn 9 triệu USD mỗi km, nhưng đoạn đầu tuyến 24km thì có đến 16,5km là cầu cạn và cầu vượt sông nên đắt hơn nhiều lần. Riêng một nút giao đã ngốn 2.000 tỷ đồng”, lãnh đạo Tổng công ty Phát triển đường cao tốc (VEC) dẫn chứng.
Click vào đây để xem chi tiết
Để so sánh những suất đầu tư nêu trên với các nước trên thế giới, Bộ Xây dựng đã dẫn lại số liệu của một số tổ chức như Quỹ hợp tác phát triển Hàn Quốc (EDCF), Nhật Bản (JICA)… Tuy vậy, báo cáo lại chưa đề cập nhiều đến chi phí xây dựng đường cao tốc ở một số quốc gia có điều kiện địa lý và kinh tế tương tự Việt Nam.
Tại Hàn Quốc, dự án cao tốc số 2 Busan với quy mô 4 làn xe, hoàn thành năm 2011 có suất đầu tư mỗi km là 19,16 triệu USD. Lý giải cho mức giá khá cao này, EDCF cho hay tuyến đường đi qua địa hình đồng bằng nền đất yếu, đồng thời có tỷ lệ cầu hầm chiếm đến 72% tổng chiều dài 15,26km.
Tuy vậy, con số nêu trên cũng chưa thấm vào đâu khi nhìn vào chi phí để xây dựng các tuyến cao tốc tại Nhật Bản. Theo số liệu được đoàn nghiên cứu JICA cung cấp, suất đầu tư tại đất nước mặt trời mọc cao gấp 5-10 lần Việt Nam. Tags: Công ty vệ sinh, Cỏ nhân tạo, Giường tầng
Tuyến Tomei hoàn thành năm 2008 dù chỉ có quy mô 2 làn nhưng để xây được một km, người Nhật đã tốn 39,6 triệu USD. Còn đường Bắc Kanto (2 làn) xong năm 2012 thậm chí còn có giá 65 triệu USD mỗi km.
Với tuyến tiêu chuẩn 4 làn, đường vành đai II Nagoya xong năm 2011 có suất đầu tư mỗi km là 207 triệu USD. Một năm sau, tuyến Shintomei hoàn tất cũng với kinh phí tương đương.
Trích dẫn khá chi tiết suất đầu tư của nhiều dự án ở các quốc gia khác nhau, nhưng Bộ Xây dựng thừa nhận "việc so sánh suất đầu tư với đường cao tốc Việt Nam chỉ là tương đối” vì nhiều lý do như cơ cấu nút giao, tỷ trọng cầu giữa các dự án rất khác nhau, kết cấu đường, tiêu chuẩn thiết kế cũng khác.
“Chưa kể các nước đã có kinh nghiệm làm cao tốc hàng chục năm và mặt bằng giá khá ổn định, trong khi điều này ở Việt Nam những năm qua rất biến động”, báo cáo này lưu ý.
Chí Hiếu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét