Sau thông tin Từ Liêm lên quận được công bố nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra e dè vì vẫn còn đó nhiều bài học nhãn tiền.
Cò đất thời “gãy cánh”
Chuyện nhà đất mỗi lần “thay áo” lên quận của các huyện luôn tạo được sự quan tâm lớn. Từ trước đến nay, tại Hà Nội, mỗi khi thông tin quy hoạch được công bố đều được xem như là thời điểm hình thành giá đất mới tại khu vực. Sự lên đời của khu vực được coi như cơ hội “lên đời” cho nhiều nhà đầu tư lướt sóng.
Còn nhớ, thời điểm thành lập quận Cầu Giấy, đất ở đây cũng “sốt” lên từng ngày. Hay khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, giá đất tại nhiều khu vực cũng được đà đi lên. Khi đó, được coi là thời kỳ cực thịnh của bất động sản. Và nhiều nhà đầu tư lướt sóng, cò mồi cũng được đà “vỗ béo”.
Theo một người dân ở khu tập thể ĐH Quốc Gia Hà Nội cho biết, năm 2000 giá đất ở đây có sự chuyển mình. Năm 2007 – 2010 là thời điểm giá đất sốt chung. Giá đất ở Cầu Giấy sau 10 năm thì tăng khủng khiếp. Năm 2000 với 45 triệu đồng có thể mua được mảnh 40m2 ở bên chợ Đồng Xa; nhà trong ngõ thì khoảng 30 – 35m2. Nhưng đến năm 2011 với cùng diện tích đó đã được thổi lên đến 2 – 2,5 tỷ đồng.
Một số khu vực tại Hà Đông còn được “thổi lên” sánh ngang với một số quận nội thành. Nhưng đến nay, sau sự “phất lên” nhanh chóng nhiều “cò” đất đang gãy cánh ở chính miền đất hứa lên đời một thời.
Bám theo trục đường Thăng Long, đi theo viễn cảnh kết nối Hồ Tây – Ba Vì, nhiều dự án được kéo về với vùng núi Ba Vì đặc biệt là resort, khu nghỉ dưỡng. Đi theo cơn lốc của cơn sốt giá năm 2010, đất ở đây được săn lùng ráo riết.
Những khu sinh thái, biệt thự nhà vườn đắt khách một thời tại Ba Vì giờ chỉ để thả gà chăn trâu
Anh Hòa – một "cò" đất cho biết, cách đây vài năm anh có mua 5 lô đất tại Ba Vì. Trước đó anh bán được 3 lô lãi cả tỷ đồng. 2 lô còn lại định chờ thêm lấy lãi nhưng thị trường nhà đất đóng băng, đất Ba Vì rơi vào thảm cảnh giảm giá. 2 lô đất đều là đất rừng chỉ có giấy viết tay chuyển nhượng nên giờ có giảm cả trăm triệu đồng cũng không ai hỏi mua.
“Tiền trả lãi ngân hàng cho 2 lô đất tính ra đã quá số tiền lãi bán 3 lô đất trước đây. Bất động sản có phục hồi thì cũng còn lâu mới tới Ba Vì. Bây giờ bán không ai mua nên cũng chỉ biết ôm đất trả lãi” – anh Hòa nói.
Cũng ôm giấc mộng lên đời khi Hoài Đức sáp nhập về Hà Nội, anh Trần Văn Sơn – nhân viên một sàn bất động sản quyết vay tiền mua 300m2 đất ở xã Vân Canh, huyện Hoài Đức chờ ngày chính thức sáp nhập sẽ đẩy hàng. Nhưng giấc mộng nhanh chóng vỡ tan tành khi việc sáp nhập chính thức được công bố thì giao dịch thực tế lại khá èo uột. Mấy tháng nay anh rao bán trên khắp các diễn đàn với mức giá rẻ hơn giá thị trường đến 2 triệu đồng cũng không có ai hỏi mua. Số tiền vẫn đang dần bốc hơi mà chưa có điểm dừng.
Cũng theo anh Sơn, nhiều đồng nghiệp của anh tham gia vay tiền ngân hàng, người thân để “lướt sóng” đất Ba Vì, Thạch Thất mới chỉ có vài người may mắn thoát ra được sau khi chấp nhận cắt lỗ 300 – 500 triệu đồng. Nhưng họ vẫn là những người may mắn.
Làm việc tại một sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn Hà Đông, anh Nguyễn Viết Tình đang “sống dở chết dở” với 2 lô đất mua từ năm 2010. Từ vùng đất hứa đến nay Hà Đông trở thành rốn của thị trường bất động sản Hà Nội. Thời gian qua cũng có người hỏi mua nhưng đưa ra giá quá “bèo” nên anh không thể bán. Mà ôm 2 lô đất mỗi tháng anh phải gánh số tiền lãi 10 triệu đồng. “Tôi sắp không thể cầm cự được nữa. Thời gian tới nếu thị trường không có biến đổi tôi cũng phải cắn răng “bán như cho” – anh Tình chia sẻ.
Từ những vùng đất hứa, ôm giấc mộng lên đời nhiều “cò” đất “gãy cánh” và những giấc mộng cũng dần tan tành theo đất.
E dè nghe ngóng
Theo nhiều nhà kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, cái “gặp thời” của bất động sản nơi đây là thông tin lên quận chính thức công bố vào thời gian cuối năm khi thị trường bất động sản đang có sự sôi động, điều đó tạo đà cho giá đất ở khu vực này được đà nhích lên.
Tuy nhiên trên thực tế thông tin Từ Liêm lên quận đến nay chưa tác động nhiều đến thị trường nhà đất tại đây. Lý giải về điều này, ông Trần Văn Minh – Giám đốc sàn Minh Phúc cho rằng: Thị trường bất động sản hiện nay vẫn rất khó khăn Từ Liêm lên quận nhưng đây lại không phải là kênh đầu tư hàng đầu tại thời điểm này. Thêm nữa, khi lên quận sẽ có nhiều quy hoạch phải điều chỉnh nên nhiều người cũng không muốn mạo hiểm để rồi “tiền mất tật mang” hay “chết vì quy hoạch”.
Thông tin Từ Liên lên quận vẫn chưa đủ nhiệt để hâm nóng thị trường bất động sản trong khu vực
Anh Thắng – một nhà đầu tư bất động sản thì cho biết, chuyện huyện lên quận thực sự chưa đủ nhiệt để hâm nóng thị trường bất động sản Từ Liêm. Giới đầu tư bất động sản sau những “trái đắng” từ Ba Vì, Hà Đông…đều phải thận trọng. Với tôi là nhà đầu tư nhưng thời gian này cũng chỉ nghe ngóng đợi công bố quy hoạch cụ thể cho từng vùng khi đó đầu tư cũng không muộn.
Theo Đề án của huyện Từ Liêm dự kiến trình thành phố, lộ trình đề xuất là việc chính thức thành lập quận mới, đi vào hoạt động từ ngày 1-7-2014. Và quanh vấn đề Từ Liêm lên quận sẽ còn nhiều chuyện cần bàn.
Hồng Khanh
Cò đất thời “gãy cánh”
Chuyện nhà đất mỗi lần “thay áo” lên quận của các huyện luôn tạo được sự quan tâm lớn. Từ trước đến nay, tại Hà Nội, mỗi khi thông tin quy hoạch được công bố đều được xem như là thời điểm hình thành giá đất mới tại khu vực. Sự lên đời của khu vực được coi như cơ hội “lên đời” cho nhiều nhà đầu tư lướt sóng.
Còn nhớ, thời điểm thành lập quận Cầu Giấy, đất ở đây cũng “sốt” lên từng ngày. Hay khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, giá đất tại nhiều khu vực cũng được đà đi lên. Khi đó, được coi là thời kỳ cực thịnh của bất động sản. Và nhiều nhà đầu tư lướt sóng, cò mồi cũng được đà “vỗ béo”.
Theo một người dân ở khu tập thể ĐH Quốc Gia Hà Nội cho biết, năm 2000 giá đất ở đây có sự chuyển mình. Năm 2007 – 2010 là thời điểm giá đất sốt chung. Giá đất ở Cầu Giấy sau 10 năm thì tăng khủng khiếp. Năm 2000 với 45 triệu đồng có thể mua được mảnh 40m2 ở bên chợ Đồng Xa; nhà trong ngõ thì khoảng 30 – 35m2. Nhưng đến năm 2011 với cùng diện tích đó đã được thổi lên đến 2 – 2,5 tỷ đồng.
Một số khu vực tại Hà Đông còn được “thổi lên” sánh ngang với một số quận nội thành. Nhưng đến nay, sau sự “phất lên” nhanh chóng nhiều “cò” đất đang gãy cánh ở chính miền đất hứa lên đời một thời.
Bám theo trục đường Thăng Long, đi theo viễn cảnh kết nối Hồ Tây – Ba Vì, nhiều dự án được kéo về với vùng núi Ba Vì đặc biệt là resort, khu nghỉ dưỡng. Đi theo cơn lốc của cơn sốt giá năm 2010, đất ở đây được săn lùng ráo riết.
Những khu sinh thái, biệt thự nhà vườn đắt khách một thời tại Ba Vì giờ chỉ để thả gà chăn trâu
Anh Hòa – một "cò" đất cho biết, cách đây vài năm anh có mua 5 lô đất tại Ba Vì. Trước đó anh bán được 3 lô lãi cả tỷ đồng. 2 lô còn lại định chờ thêm lấy lãi nhưng thị trường nhà đất đóng băng, đất Ba Vì rơi vào thảm cảnh giảm giá. 2 lô đất đều là đất rừng chỉ có giấy viết tay chuyển nhượng nên giờ có giảm cả trăm triệu đồng cũng không ai hỏi mua.
“Tiền trả lãi ngân hàng cho 2 lô đất tính ra đã quá số tiền lãi bán 3 lô đất trước đây. Bất động sản có phục hồi thì cũng còn lâu mới tới Ba Vì. Bây giờ bán không ai mua nên cũng chỉ biết ôm đất trả lãi” – anh Hòa nói.
Cũng ôm giấc mộng lên đời khi Hoài Đức sáp nhập về Hà Nội, anh Trần Văn Sơn – nhân viên một sàn bất động sản quyết vay tiền mua 300m2 đất ở xã Vân Canh, huyện Hoài Đức chờ ngày chính thức sáp nhập sẽ đẩy hàng. Nhưng giấc mộng nhanh chóng vỡ tan tành khi việc sáp nhập chính thức được công bố thì giao dịch thực tế lại khá èo uột. Mấy tháng nay anh rao bán trên khắp các diễn đàn với mức giá rẻ hơn giá thị trường đến 2 triệu đồng cũng không có ai hỏi mua. Số tiền vẫn đang dần bốc hơi mà chưa có điểm dừng.
Cũng theo anh Sơn, nhiều đồng nghiệp của anh tham gia vay tiền ngân hàng, người thân để “lướt sóng” đất Ba Vì, Thạch Thất mới chỉ có vài người may mắn thoát ra được sau khi chấp nhận cắt lỗ 300 – 500 triệu đồng. Nhưng họ vẫn là những người may mắn.
Làm việc tại một sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn Hà Đông, anh Nguyễn Viết Tình đang “sống dở chết dở” với 2 lô đất mua từ năm 2010. Từ vùng đất hứa đến nay Hà Đông trở thành rốn của thị trường bất động sản Hà Nội. Thời gian qua cũng có người hỏi mua nhưng đưa ra giá quá “bèo” nên anh không thể bán. Mà ôm 2 lô đất mỗi tháng anh phải gánh số tiền lãi 10 triệu đồng. “Tôi sắp không thể cầm cự được nữa. Thời gian tới nếu thị trường không có biến đổi tôi cũng phải cắn răng “bán như cho” – anh Tình chia sẻ.
Từ những vùng đất hứa, ôm giấc mộng lên đời nhiều “cò” đất “gãy cánh” và những giấc mộng cũng dần tan tành theo đất.
E dè nghe ngóng
Theo nhiều nhà kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, cái “gặp thời” của bất động sản nơi đây là thông tin lên quận chính thức công bố vào thời gian cuối năm khi thị trường bất động sản đang có sự sôi động, điều đó tạo đà cho giá đất ở khu vực này được đà nhích lên.
Tuy nhiên trên thực tế thông tin Từ Liêm lên quận đến nay chưa tác động nhiều đến thị trường nhà đất tại đây. Lý giải về điều này, ông Trần Văn Minh – Giám đốc sàn Minh Phúc cho rằng: Thị trường bất động sản hiện nay vẫn rất khó khăn Từ Liêm lên quận nhưng đây lại không phải là kênh đầu tư hàng đầu tại thời điểm này. Thêm nữa, khi lên quận sẽ có nhiều quy hoạch phải điều chỉnh nên nhiều người cũng không muốn mạo hiểm để rồi “tiền mất tật mang” hay “chết vì quy hoạch”.
Thông tin Từ Liên lên quận vẫn chưa đủ nhiệt để hâm nóng thị trường bất động sản trong khu vực
Anh Thắng – một nhà đầu tư bất động sản thì cho biết, chuyện huyện lên quận thực sự chưa đủ nhiệt để hâm nóng thị trường bất động sản Từ Liêm. Giới đầu tư bất động sản sau những “trái đắng” từ Ba Vì, Hà Đông…đều phải thận trọng. Với tôi là nhà đầu tư nhưng thời gian này cũng chỉ nghe ngóng đợi công bố quy hoạch cụ thể cho từng vùng khi đó đầu tư cũng không muộn.
Theo Đề án của huyện Từ Liêm dự kiến trình thành phố, lộ trình đề xuất là việc chính thức thành lập quận mới, đi vào hoạt động từ ngày 1-7-2014. Và quanh vấn đề Từ Liêm lên quận sẽ còn nhiều chuyện cần bàn.
Hồng Khanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét