Mới đây, Bộ Xây dựng đã đưa Ngân hàng tiết kiệm nhà ở vào trong Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi và dự kiến đến năm 2017 là thời điểm thích hợp cho sự ra đời của ngân hàng tiết kiệm nhà ở đầu tiên tại Việt Nam. Liệu mô hình này có thực sự giúp ích cho người thu nhập thấp tiếp cận nhà ở?
Ngân hàng tiết kiệm nhà ở, hi vọng cho người thu nhập thấp có nhà
Mô hình ngân hàng tiết kiệm nhà ở đã rất thành công ở một số nước trên thế giới và đang tiếp cận thị trường Việt Nam nhằm hỗ trợ cho người thu nhập thấp có điều kiện mua nhà để ở.
Theo mô hình này, mức tiền tiết kiệm sẽ do khách hàng và ngân hàng tự thỏa thuận, khi người gửi đã tiết kiệm được 50% tổng số tiền cần dùng để mua nhà, họ sẽ được ngân hàng cho vay 50% còn lại. Các khoản tiết kiệm của khách hàng có lãi suất cố định, đồng thời tín dụng của ngân hàng cũng đảm bảo lãi suất thấp và cố định trong suốt kỳ cho vay. Do vậy, khách hàng không lo biến động lãi suất trên thị trường vốn. Hơn thế, mức lãi suất này thông thường thấp hơn lãi suất trên thị trường đối với các khoản tín dụng tương đương. Với cơ chế hoạt động này, cá nhân người mua hoặc sửa nhà sẽ tránh được rủi ro lãi suất…
Ngân hàng tiết kiệm nhà ở liệu có khả thi ở Việt Nam?
Nhiều người còn cho rằng, tiết kiệm nhà ở dưới hình thức ngân hàng là một mũi tên trúng rất nhiều đích. Nhà nước được lợi vì không phải bỏ tiền ra “trợ cấp” như với mô hình Quỹ phát triển nhà ở đang tồn tại, đồng thời gia tăng nguồn thu từ thuế, giảm chi trợ cấp xã hội, thu hút vốn cho trái phiếu chính phủ và phát triển nhiều ngành khác… Người dân có lợi vì được vay thời gian dài với mức lãi suất thấp có thể biết trước. Còn ngân hàng cũng sẽ thu được những lợi ích không nhỏ.
Ngân hàng tiết kiệm nhà ở tại Việt Nam có khả thi?
Tuy nhiên, đánh giá về đề xuất thành lập Ngân hàng tiết kiệm nhà ở, một số chuyên gia cho rằng, hiện tại Việt Nam đang có quá nhiều ngân hàng và đang trong quá trình tái cơ cấu theo hướng giảm lượng, tăng chất. Và bản thân các ngân hàng đã có những sản phẩm tín dụng hướng đến đối tượng trên. Do vậy, việc thành lập thêm một ngân hàng tiết kiệm nhà ở là không cần thiết.
Theo Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Trần Kim Chung cho rằng, để mô hình này khả thi cần hội tụ 3 yếu tố: có hệ thống văn bản pháp luật đủ mạnh; nền kinh tế đủ ổn định và thu nhập đủ mức.
Nhưng, nhiều ý kiến quan ngại rằng, để hội tụ đủ 3 yếu tố trên sẽ phải mất rất nhiều năm. Do lạm phát của Việt Nam thường cao so với các nước trên thế giới, đồng nghĩa với việc đồng tiền có xu hướng mất giá liên tục. Theo đó, lãi suất có xu hướng tăng bởi các ngân hàng vẫn có quan điểm đảm bảo lãi suất huy động thực dương cho người gửi tiền. Do đó, duy trì một mức lãi suất cho vay ổn định ở mức thấp, ổn định tới 10 năm là khó khả thi.
Giấc mơ có nhà để ở là mong ước của nhiều người lao động thu nhập thấp
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng như chính đối tượng tham gia đóng góp vào quỹ luôn hồ nghi về tính minh bạch và rõ ràng trong quá trình hoạt động và điều hành quỹ. Thay vì được thiết lập theo quy mô địa phương, quỹ lại tồn tại ở quy mô quốc gia, nên khả năng giải ngân, hỗ trợ đúng lúc, đúng chỗ cho người có nhu cầu hợp pháp gần như là không thể.
“Không biết cơ chế hoạt động của ngân hàng này sẽ được quy định như thế nào. Nhưng tôi e nếu không quản lý tốt sẽ tạo cho lợi ích nhóm và người dân có nhu cầu thật lại không được hưởng chính sách ưu đãi”, TS.Nguyễn Đức Thành, Đại học Kinh tế thuộc Đại học quốc gia Hà Nội nêu ý kiến.
Còn nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Phạm Sỹ Liêm cho rằng, mô hình trên rất hay, tốt nếu áp dụng được. Tuy nhiên, điều kiện nước ta hiện rất khó triển khai. “Nếu giờ một căn hộ khoảng 600 triệu đồng, để tiết kiệm được 300-400 triệu đồng (đủ điều kiện được vay) phải mất 10-15 năm, thậm chí lâu hơn. Liệu lúc đó, với số tiền 600-800 triệu đồng có còn mua được nhà?”, ông Liêm đặt vấn đề. “Mô hình này cũng chỉ phù hợp với người thu nhập trung bình cao, người thu nhập thấp không thể mỗi tháng gửi tiết kiệm vài triệu đồng”.
Một vị chuyên gia khác đề xuất: thay vì thành lập ngân hàng chuyên biệt này, Bộ Xây dựng nên thực hiện tốt các chính sách của bộ này liên quan đến Quỹ tiết kiệm nhà ở đã được quy định trong Nghị định 71/2010 của Chính phủ sẽ thiết thực, ý nghĩa hơn nhiều.
Được biết, mới đây, Bộ Xây dựng đã đưa điều khoản về ngân hàng tiết kiệm nhà ở vào Luật Nhà ở sửa đổi, dự kiến trình Quốc hội vào năm 2014. Nếu chưa phù hợp với luật thì thực hiện thí điểm, nhằm tạo điều kiện cho người dân có nhiều cơ hội vay vốn lãi suất thấp để mua nhà và dự kiến đến năm 2017 sẽ là thời điểm thích hợp cho sự ra đời của ngân hàng tiết kiệm nhà ở đầu tiên tại Việt Nam. Tuy nhiên mô hình này cần phải được tính toán kĩ lưỡng, có đề án thí điểm để đảm bảo tính khả thi.
Với những động thái tích cực của Bộ Xây dựng, nhiều người nhất là những người lao động có thu nhập thấp hi vọng sớm tiếp cận được nguồn vốn vay lãi suất thấp để mua nhà, biến giấc mơ có nhà thành sự thật.
Hoàng Linh(tổng hợp)
Ngân hàng tiết kiệm nhà ở, hi vọng cho người thu nhập thấp có nhà
Mô hình ngân hàng tiết kiệm nhà ở đã rất thành công ở một số nước trên thế giới và đang tiếp cận thị trường Việt Nam nhằm hỗ trợ cho người thu nhập thấp có điều kiện mua nhà để ở.
Theo mô hình này, mức tiền tiết kiệm sẽ do khách hàng và ngân hàng tự thỏa thuận, khi người gửi đã tiết kiệm được 50% tổng số tiền cần dùng để mua nhà, họ sẽ được ngân hàng cho vay 50% còn lại. Các khoản tiết kiệm của khách hàng có lãi suất cố định, đồng thời tín dụng của ngân hàng cũng đảm bảo lãi suất thấp và cố định trong suốt kỳ cho vay. Do vậy, khách hàng không lo biến động lãi suất trên thị trường vốn. Hơn thế, mức lãi suất này thông thường thấp hơn lãi suất trên thị trường đối với các khoản tín dụng tương đương. Với cơ chế hoạt động này, cá nhân người mua hoặc sửa nhà sẽ tránh được rủi ro lãi suất…
Ngân hàng tiết kiệm nhà ở liệu có khả thi ở Việt Nam?
Nhiều người còn cho rằng, tiết kiệm nhà ở dưới hình thức ngân hàng là một mũi tên trúng rất nhiều đích. Nhà nước được lợi vì không phải bỏ tiền ra “trợ cấp” như với mô hình Quỹ phát triển nhà ở đang tồn tại, đồng thời gia tăng nguồn thu từ thuế, giảm chi trợ cấp xã hội, thu hút vốn cho trái phiếu chính phủ và phát triển nhiều ngành khác… Người dân có lợi vì được vay thời gian dài với mức lãi suất thấp có thể biết trước. Còn ngân hàng cũng sẽ thu được những lợi ích không nhỏ.
Ngân hàng tiết kiệm nhà ở tại Việt Nam có khả thi?
Tuy nhiên, đánh giá về đề xuất thành lập Ngân hàng tiết kiệm nhà ở, một số chuyên gia cho rằng, hiện tại Việt Nam đang có quá nhiều ngân hàng và đang trong quá trình tái cơ cấu theo hướng giảm lượng, tăng chất. Và bản thân các ngân hàng đã có những sản phẩm tín dụng hướng đến đối tượng trên. Do vậy, việc thành lập thêm một ngân hàng tiết kiệm nhà ở là không cần thiết.
Theo Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Trần Kim Chung cho rằng, để mô hình này khả thi cần hội tụ 3 yếu tố: có hệ thống văn bản pháp luật đủ mạnh; nền kinh tế đủ ổn định và thu nhập đủ mức.
Nhưng, nhiều ý kiến quan ngại rằng, để hội tụ đủ 3 yếu tố trên sẽ phải mất rất nhiều năm. Do lạm phát của Việt Nam thường cao so với các nước trên thế giới, đồng nghĩa với việc đồng tiền có xu hướng mất giá liên tục. Theo đó, lãi suất có xu hướng tăng bởi các ngân hàng vẫn có quan điểm đảm bảo lãi suất huy động thực dương cho người gửi tiền. Do đó, duy trì một mức lãi suất cho vay ổn định ở mức thấp, ổn định tới 10 năm là khó khả thi.
Giấc mơ có nhà để ở là mong ước của nhiều người lao động thu nhập thấp
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng như chính đối tượng tham gia đóng góp vào quỹ luôn hồ nghi về tính minh bạch và rõ ràng trong quá trình hoạt động và điều hành quỹ. Thay vì được thiết lập theo quy mô địa phương, quỹ lại tồn tại ở quy mô quốc gia, nên khả năng giải ngân, hỗ trợ đúng lúc, đúng chỗ cho người có nhu cầu hợp pháp gần như là không thể.
“Không biết cơ chế hoạt động của ngân hàng này sẽ được quy định như thế nào. Nhưng tôi e nếu không quản lý tốt sẽ tạo cho lợi ích nhóm và người dân có nhu cầu thật lại không được hưởng chính sách ưu đãi”, TS.Nguyễn Đức Thành, Đại học Kinh tế thuộc Đại học quốc gia Hà Nội nêu ý kiến.
Còn nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Phạm Sỹ Liêm cho rằng, mô hình trên rất hay, tốt nếu áp dụng được. Tuy nhiên, điều kiện nước ta hiện rất khó triển khai. “Nếu giờ một căn hộ khoảng 600 triệu đồng, để tiết kiệm được 300-400 triệu đồng (đủ điều kiện được vay) phải mất 10-15 năm, thậm chí lâu hơn. Liệu lúc đó, với số tiền 600-800 triệu đồng có còn mua được nhà?”, ông Liêm đặt vấn đề. “Mô hình này cũng chỉ phù hợp với người thu nhập trung bình cao, người thu nhập thấp không thể mỗi tháng gửi tiết kiệm vài triệu đồng”.
Một vị chuyên gia khác đề xuất: thay vì thành lập ngân hàng chuyên biệt này, Bộ Xây dựng nên thực hiện tốt các chính sách của bộ này liên quan đến Quỹ tiết kiệm nhà ở đã được quy định trong Nghị định 71/2010 của Chính phủ sẽ thiết thực, ý nghĩa hơn nhiều.
Được biết, mới đây, Bộ Xây dựng đã đưa điều khoản về ngân hàng tiết kiệm nhà ở vào Luật Nhà ở sửa đổi, dự kiến trình Quốc hội vào năm 2014. Nếu chưa phù hợp với luật thì thực hiện thí điểm, nhằm tạo điều kiện cho người dân có nhiều cơ hội vay vốn lãi suất thấp để mua nhà và dự kiến đến năm 2017 sẽ là thời điểm thích hợp cho sự ra đời của ngân hàng tiết kiệm nhà ở đầu tiên tại Việt Nam. Tuy nhiên mô hình này cần phải được tính toán kĩ lưỡng, có đề án thí điểm để đảm bảo tính khả thi.
Với những động thái tích cực của Bộ Xây dựng, nhiều người nhất là những người lao động có thu nhập thấp hi vọng sớm tiếp cận được nguồn vốn vay lãi suất thấp để mua nhà, biến giấc mơ có nhà thành sự thật.
Hoàng Linh(tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét