Bộ Xây dựng khẳng định cách tính này không mang tính bắt buộc và không trái Luật Nhà ở. Trong khi đó, nhóm nghiên cứu của Quốc hội lại cho rằng việc đưa nội dung như vậy vào Thông tư có thể gây thiệt thòi cho người mua.
Nhóm nghiên cứu thuộc Ủy ban Pháp luật của Quốc hội vừa có ý kiến về cách tính diện tích căn hộ tại Thông tư 16 của Bộ Xây dựng. Dù đã được ban hành từ năm 2010 nhưng trong quá trình thực hiện, một số nội dung của văn bản này đã cho thấy nhiều bất cập, và được Ủy ban Pháp luật đưa ra mổ xẻ trong phiên làm việc ngày 25/2.
Theo Thông tư 16, có hai cách tính diện tích căn hộ theo thông thủy hoặc theo tim tường bao. Nhóm nhiên cứu cho rằng, cách tính diện tích sàn theo tim tường bao gây nảy sinh nhiều tranh chấp về diện tích chung riêng. Theo nhóm nghiên cứu, tường bao và tường phân chia căn hộ là phần diện tích thuộc sở hữu chung, cách tích diện tích xác định từ tim tường bao, tường phân chia căn hộ thì đã biến sở hữu chung thành sở hữu riêng.
Thông tư 16 của Bộ Xây dựng gây tranh cãi. Ảnh: Hoàng Lan
Cơ quan nghiên cứu cho rằng, cách tính diện tích sàn theo tim tường sẽ khiến diện tích sàn căn hộ tăng lên, làm người mua nhà chịu thiệt khi phải trả phí dịch vụ chung cư đồng thời khiến thị trường bất động sản thiếu minh bạch.
Theo giải trình vừa gửi đến Ủy ban Pháp luật, Bộ Xây dựng khẳng định quy định về cách tính diện tích căn hộ chung cư mua bán của Thông tư 16 là không trái với quy định của Luật Nhà ở và Nghị định số 71. Theo đó, Thông tư 16 không quy định bắt buộc bên bán và bên mua tính diện tích sàn căn hộ theo kích thước tim tường mà đã hướng dẫn 2 cách tính để các bên thỏa thuận
Việc xác định diện tích căn hộ theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng là để xác định số tiền mua căn hộ theo thỏa thuận giữa nên bán và bên mua một cách thuận tiện. "Không phải là vì nếu tính diện tích theo tim tường thì chủ đầu tư bán cả phần sở hữu chung (như tường, cột) và phần cột, tường được chuyển thành sở hữu riêng của chủ sở hữu căn hộ, hoặc nếu tính diện tích theo thông thủy thì chủ sở hữu căn hộ không có quyền sử dụng phần tường, cột nằm phía trong căn hộ của mình”, Bộ Xây dựng khẳng định.
Hoàng Lan
Nhóm nghiên cứu thuộc Ủy ban Pháp luật của Quốc hội vừa có ý kiến về cách tính diện tích căn hộ tại Thông tư 16 của Bộ Xây dựng. Dù đã được ban hành từ năm 2010 nhưng trong quá trình thực hiện, một số nội dung của văn bản này đã cho thấy nhiều bất cập, và được Ủy ban Pháp luật đưa ra mổ xẻ trong phiên làm việc ngày 25/2.
Theo Thông tư 16, có hai cách tính diện tích căn hộ theo thông thủy hoặc theo tim tường bao. Nhóm nhiên cứu cho rằng, cách tính diện tích sàn theo tim tường bao gây nảy sinh nhiều tranh chấp về diện tích chung riêng. Theo nhóm nghiên cứu, tường bao và tường phân chia căn hộ là phần diện tích thuộc sở hữu chung, cách tích diện tích xác định từ tim tường bao, tường phân chia căn hộ thì đã biến sở hữu chung thành sở hữu riêng.
Thông tư 16 của Bộ Xây dựng gây tranh cãi. Ảnh: Hoàng Lan
Cơ quan nghiên cứu cho rằng, cách tính diện tích sàn theo tim tường sẽ khiến diện tích sàn căn hộ tăng lên, làm người mua nhà chịu thiệt khi phải trả phí dịch vụ chung cư đồng thời khiến thị trường bất động sản thiếu minh bạch.
Theo giải trình vừa gửi đến Ủy ban Pháp luật, Bộ Xây dựng khẳng định quy định về cách tính diện tích căn hộ chung cư mua bán của Thông tư 16 là không trái với quy định của Luật Nhà ở và Nghị định số 71. Theo đó, Thông tư 16 không quy định bắt buộc bên bán và bên mua tính diện tích sàn căn hộ theo kích thước tim tường mà đã hướng dẫn 2 cách tính để các bên thỏa thuận
Việc xác định diện tích căn hộ theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng là để xác định số tiền mua căn hộ theo thỏa thuận giữa nên bán và bên mua một cách thuận tiện. "Không phải là vì nếu tính diện tích theo tim tường thì chủ đầu tư bán cả phần sở hữu chung (như tường, cột) và phần cột, tường được chuyển thành sở hữu riêng của chủ sở hữu căn hộ, hoặc nếu tính diện tích theo thông thủy thì chủ sở hữu căn hộ không có quyền sử dụng phần tường, cột nằm phía trong căn hộ của mình”, Bộ Xây dựng khẳng định.
Hoàng Lan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét