Nhiều doanh nghiệp đã mua lại quyền sở hữu dài hạn mặt bằng ở các tòa phức hợp, cao ốc làm văn phòng thay vì thuê từng năm như trước đây. Theo các chuyên gia, dù tốn khoản tiền lớn một lần nhưng sau khi khấu trừ các chi phí sẽ có lợi hơn thuê.
Một ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại TP HCM vừa mua gần 3.000 m2 sàn xây dựng tại khu thương mại, dịch vụ của chung cư cao cấp trên đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, TP HCM để mở văn phòng. Ghi nhận của VnExpress.net, giá mặt bằng của nhà băng này mua tại đây cao hơn 30% giá căn hộ cao cấp do có vị trí mặt tiền.
Cũng tại khu vực này, khá nhiều mặt bằng rộng 30-500 m2 được chào bán cho các doanh nghiệp để làm văn phòng. Khách hàng chuộng dòng sản phẩm này là những công ty ngành dịch vụ như: đại lý vé máy bay, công ty kiến trúc, thiết kế... Họ mua với mục đích làm văn phòng giao dịch.
Từ đầu năm đến nay, thị trường văn phòng cho thuê tại TP HCM xuất hiện dòng sản phẩm mới cạnh tranh với các loại hình cho thuê truyền thống. Các chủ tòa nhà mạnh dạn chào bán mặt bằng làm văn phòng với thời hạn 40-50 năm thay vì chỉ rao cho thuê 12-36 tháng như trước đây. Để kích cầu cho dòng sản phẩm mới, các chủ đầu tư cam kết khách hàng có quyền cho thuê lại tài sản, được sử dụng các dịch vụ tiện ích của khu phức hợp không thua kém gì các văn phòng cho thuê hạng A và B.
Chẳng hạn như trường hợp chủ đầu tư dự án phức hợp SSG Tower (tọa lạc tại vị trí vàng của quận Bình Thạnh) đã chào bán mặt bằng khu phức hợp này với giá 1.500 USD mỗi m2 một chu kỳ 43 năm. Hay trường hợp chủ đầu tư tòa tháp Prince Residence (Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận) chào bán văn phòng với giá 2.650 USD mỗi m2 một chu kỳ 49 năm. Còn mặt bằng văn phòng ở cao ốc Saigon Airport Plaza được chào bán 1.750 USD mỗi m2 đến năm 2059.
Thị trường văn phòng cho thuê TP HCM đang xuất hiện dòng sản phẩm mới, chủ đầu tư bán hẳn các diện tích sàn suốt chu kỳ 40-50 năm của tòa nhà cho khách bên cạnh mô hình cho thuê có thời hạn truyền thống trước đây. Ảnh: Vũ Lê
Khá nhiều doanh nghiệp tại TP HCM cũng đã thay đổi chiến lược thuê văn phòng theo cách truyền thống. Đại diện một doanh nghiệp đang ngấp nghé mua văn phòng tại cao ốc Prince Residence nhẩm tính, với giá chào bán 2.650 USD mỗi m2 một chu kỳ 49 năm, chi phí mặt bằng mỗi năm là 54 USD, tức chưa tới 5 USD mỗi m2 một tháng. Theo vị này, giá mặt bằng tại trục đường Nguyễn Văn Trỗi nối liền từ trung tâm TP HCM ra sân bay Tân Sơn Nhất khá hấp dẫn.
"Dù giá bán có đắt hơn căn hộ 30-40% nhưng miễn là vị trí đắc địa, thuận lợi cho các giao dịch, mua bán thì doanh nghiệp không ngại mua. Huống chi sau khi trừ chi phí, mặt bằng này còn được liệt vào danh mục tài sản của công ty", ông đánh giá.
Theo báo cáo của các đơn vị tư vấn khảo sát bất động sản tại TP HCM, trong quý III/2014 thị trường văn phòng cho thuê đã thoát đáy, giá thuê ở các hạng B, A lần lượt nhích nhẹ 2,2-3,7% so với cùng kỳ năm trước.
Phó tổng giám đốc Công ty Novaland, Phan Thành Huy cho biết, mặc dù mua mặt bằng làm văn phòng phải trả một khoản tiền khá lớn ngay từ lúc đầu nhưng doanh nghiệp và các cá nhân sở hữu lại có nhiều cái lợi lâu dài.
Thứ nhất, doanh nghiệp có nơi làm trụ sở, văn phòng đại diện ổn định, không phải di chuyển hay thay đổi địa chỉ. Thứ hai là không bị tăng giá hàng năm hay lo lắng chủ tòa nhà kết thúc hợp đồng thuê. Thứ ba, hầu hết các mặt bằng được bán cho khách đều có giấy chứng nhận quyền sở hữu như một tài sản, có thể cho thuê lại được. Nếu sử dụng sau một thời gian, khấu trừ đi các chi phí, không sử dụng nữa có thể khai thác cho thuê lại cũng là một kênh đầu tư.
Chuyên viên cấp cao Công ty tư vấn Hội nhập toàn cầu (GIBC), Huỳnh Phước Nghĩa phân tích nếu đi thuê văn phòng thì đây chỉ là mặt bằng thuần túy như phương tiện hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động. Trường hợp mua hẳn cả chu kỳ của cao ốc, xem như đây là tài sản của doanh nghiệp. Theo đó, văn phòng này có thể được đưa vào danh mục đầu tư hoặc chuyển hóa thành dòng vốn giúp doanh nghiệp tăng vị thế và uy tín trước các đối tác. Nếu là doanh nghiệp niêm yết thì đây là suất đầu tư kép, vừa đáp ứng nhu cầu thuê văn phòng vừa có thể kinh doanh, khai thác lợi thế của mặt bằng này.
Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, Marc Townsend đánh giá, xu hướng mua văn phòng tuy mới xuất hiện tại TP HCM thời gian gần đây, nhưng lại khá phổ biến ở các quốc gia có thị trường bất động sản phát triển.
Theo ông Marc Townsend, sự xuất hiện những dòng sản phẩm mới đáp ứng nhiều loại nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp và điều này sẽ giúp thị trường đa dạng các dịch vụ hơn.
Vũ Lê
Tágs: Giường tầng, Cỏ nhân tạo
Một ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại TP HCM vừa mua gần 3.000 m2 sàn xây dựng tại khu thương mại, dịch vụ của chung cư cao cấp trên đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, TP HCM để mở văn phòng. Ghi nhận của VnExpress.net, giá mặt bằng của nhà băng này mua tại đây cao hơn 30% giá căn hộ cao cấp do có vị trí mặt tiền.
Cũng tại khu vực này, khá nhiều mặt bằng rộng 30-500 m2 được chào bán cho các doanh nghiệp để làm văn phòng. Khách hàng chuộng dòng sản phẩm này là những công ty ngành dịch vụ như: đại lý vé máy bay, công ty kiến trúc, thiết kế... Họ mua với mục đích làm văn phòng giao dịch.
Từ đầu năm đến nay, thị trường văn phòng cho thuê tại TP HCM xuất hiện dòng sản phẩm mới cạnh tranh với các loại hình cho thuê truyền thống. Các chủ tòa nhà mạnh dạn chào bán mặt bằng làm văn phòng với thời hạn 40-50 năm thay vì chỉ rao cho thuê 12-36 tháng như trước đây. Để kích cầu cho dòng sản phẩm mới, các chủ đầu tư cam kết khách hàng có quyền cho thuê lại tài sản, được sử dụng các dịch vụ tiện ích của khu phức hợp không thua kém gì các văn phòng cho thuê hạng A và B.
Chẳng hạn như trường hợp chủ đầu tư dự án phức hợp SSG Tower (tọa lạc tại vị trí vàng của quận Bình Thạnh) đã chào bán mặt bằng khu phức hợp này với giá 1.500 USD mỗi m2 một chu kỳ 43 năm. Hay trường hợp chủ đầu tư tòa tháp Prince Residence (Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận) chào bán văn phòng với giá 2.650 USD mỗi m2 một chu kỳ 49 năm. Còn mặt bằng văn phòng ở cao ốc Saigon Airport Plaza được chào bán 1.750 USD mỗi m2 đến năm 2059.
Thị trường văn phòng cho thuê TP HCM đang xuất hiện dòng sản phẩm mới, chủ đầu tư bán hẳn các diện tích sàn suốt chu kỳ 40-50 năm của tòa nhà cho khách bên cạnh mô hình cho thuê có thời hạn truyền thống trước đây. Ảnh: Vũ Lê
Khá nhiều doanh nghiệp tại TP HCM cũng đã thay đổi chiến lược thuê văn phòng theo cách truyền thống. Đại diện một doanh nghiệp đang ngấp nghé mua văn phòng tại cao ốc Prince Residence nhẩm tính, với giá chào bán 2.650 USD mỗi m2 một chu kỳ 49 năm, chi phí mặt bằng mỗi năm là 54 USD, tức chưa tới 5 USD mỗi m2 một tháng. Theo vị này, giá mặt bằng tại trục đường Nguyễn Văn Trỗi nối liền từ trung tâm TP HCM ra sân bay Tân Sơn Nhất khá hấp dẫn.
"Dù giá bán có đắt hơn căn hộ 30-40% nhưng miễn là vị trí đắc địa, thuận lợi cho các giao dịch, mua bán thì doanh nghiệp không ngại mua. Huống chi sau khi trừ chi phí, mặt bằng này còn được liệt vào danh mục tài sản của công ty", ông đánh giá.
Theo báo cáo của các đơn vị tư vấn khảo sát bất động sản tại TP HCM, trong quý III/2014 thị trường văn phòng cho thuê đã thoát đáy, giá thuê ở các hạng B, A lần lượt nhích nhẹ 2,2-3,7% so với cùng kỳ năm trước.
Phó tổng giám đốc Công ty Novaland, Phan Thành Huy cho biết, mặc dù mua mặt bằng làm văn phòng phải trả một khoản tiền khá lớn ngay từ lúc đầu nhưng doanh nghiệp và các cá nhân sở hữu lại có nhiều cái lợi lâu dài.
Thứ nhất, doanh nghiệp có nơi làm trụ sở, văn phòng đại diện ổn định, không phải di chuyển hay thay đổi địa chỉ. Thứ hai là không bị tăng giá hàng năm hay lo lắng chủ tòa nhà kết thúc hợp đồng thuê. Thứ ba, hầu hết các mặt bằng được bán cho khách đều có giấy chứng nhận quyền sở hữu như một tài sản, có thể cho thuê lại được. Nếu sử dụng sau một thời gian, khấu trừ đi các chi phí, không sử dụng nữa có thể khai thác cho thuê lại cũng là một kênh đầu tư.
Chuyên viên cấp cao Công ty tư vấn Hội nhập toàn cầu (GIBC), Huỳnh Phước Nghĩa phân tích nếu đi thuê văn phòng thì đây chỉ là mặt bằng thuần túy như phương tiện hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động. Trường hợp mua hẳn cả chu kỳ của cao ốc, xem như đây là tài sản của doanh nghiệp. Theo đó, văn phòng này có thể được đưa vào danh mục đầu tư hoặc chuyển hóa thành dòng vốn giúp doanh nghiệp tăng vị thế và uy tín trước các đối tác. Nếu là doanh nghiệp niêm yết thì đây là suất đầu tư kép, vừa đáp ứng nhu cầu thuê văn phòng vừa có thể kinh doanh, khai thác lợi thế của mặt bằng này.
Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, Marc Townsend đánh giá, xu hướng mua văn phòng tuy mới xuất hiện tại TP HCM thời gian gần đây, nhưng lại khá phổ biến ở các quốc gia có thị trường bất động sản phát triển.
Theo ông Marc Townsend, sự xuất hiện những dòng sản phẩm mới đáp ứng nhiều loại nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp và điều này sẽ giúp thị trường đa dạng các dịch vụ hơn.
Vũ Lê
Tágs: Giường tầng, Cỏ nhân tạo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét