Tôi không dám chối bỏ mình là một người tham lam, tham lam cả trong cảm xúc và âm nhạc.
Từ rất lâu rồi, tôi mê đắm nhạc Phú Quang và nhạc Trịnh bởi cái chất tự sự sâu lắng đẹp đến nao lòng. Tôi cũng yêu Hà Nội lãng đãng và cổ kính của bốn mùa xuân hạ thu đông, với những chiều thu tháng 10 đi trên "phố thơm" Điện Biên Phủ ngát hương hoàng lan vương trên tóc, với một sớm mùa đông lạnh – lạnh cóng đôi chân trần – mắt dõi theo những dãy phố của một ngày heo hút gió qua chiếc cửa kính mờ sương, với vòm hoa sấu li ti như triệu ánh sao trời lấp lánh sau cơn mưa mùa hạ trên đường Trần Phú, với hai hàng ban tím bọc lấy vườn hồng mùa xuân ở phố Bắc Sơn… Tôi cũng yêu Huế trầm mặc có dòng Hương xanh trong vắt soi cành phượng đỏ - thành phố của non xanh nước biếc, của những quán café đầy thơ mộng, của hoa ngô đồng chiều tím bâng khuâng…
Và dĩ nhiên, trong trái tim tôi còn có cả một Sài Gòn thật dịu êm giữa rất nhiều bộn bề, hối hả.
Từ rất lâu rồi, tôi mê đắm nhạc Phú Quang và nhạc Trịnh bởi cái chất tự sự sâu lắng đẹp đến nao lòng. Tôi cũng yêu Hà Nội lãng đãng và cổ kính của bốn mùa xuân hạ thu đông, với những chiều thu tháng 10 đi trên "phố thơm" Điện Biên Phủ ngát hương hoàng lan vương trên tóc, với một sớm mùa đông lạnh – lạnh cóng đôi chân trần – mắt dõi theo những dãy phố của một ngày heo hút gió qua chiếc cửa kính mờ sương, với vòm hoa sấu li ti như triệu ánh sao trời lấp lánh sau cơn mưa mùa hạ trên đường Trần Phú, với hai hàng ban tím bọc lấy vườn hồng mùa xuân ở phố Bắc Sơn… Tôi cũng yêu Huế trầm mặc có dòng Hương xanh trong vắt soi cành phượng đỏ - thành phố của non xanh nước biếc, của những quán café đầy thơ mộng, của hoa ngô đồng chiều tím bâng khuâng…
Và dĩ nhiên, trong trái tim tôi còn có cả một Sài Gòn thật dịu êm giữa rất nhiều bộn bề, hối hả.
Trả lại em yêu, khung trời đại học
Con đường Duy Tân cây dài bóng mát
Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát
Vết chân trên đường vẫn chưa phai tàn.
Quả thực, tôi cũng yêu con đường Phạm Ngọc Thạch – một Duy Tân xưa cũ đầy lá me bay trong câu hát của Phạm Duy – nhưng tôi còn yêu hơn khi đi bộ dưới những con đường có hàng cây thẳng đuột và cao vút như Trương Định hay Huyền Trân Công Chúa, những kiểu cây đặc biệt của phố phường mà chỉ Sài Gòn mới có; hay khi chân bước chầm chậm trên đường Nguyễn Du đoạn qua Nhạc viện, cố đón lấy những âm thanh trong trẻo; rồi những buổi sáng lang thang trong phố cổ, mường tượng một Sài Gòn xưa nơi góc nhà hát lớn và khách sạn Continental.
Sài Gòn cũng đi vào lòng tôi như một "thành phố tình yêu và nỗi nhớ": Em ơi hãy lắng nghe, em ơi hãy lắng nghe, nghe thành phố thở; bằng đôi chim nhỏ bay giữa bầu trời; bằng bao nụ cười nghiêng nghiêng chờ đợi; bằng hoa phượng đỏ thương ai trao ai…(Phạm Minh Tuấn – Nguyễn Nhật Ánh). Nhưng rồi tôi lại không thích Sài Gòn phượng đỏ, bởi hoa thì ít mà lá thì nhiều, tôi đã lỡ yêu cái vòm trời như lửa cháy rủ xuống dòng Hương xanh thẳm mất rồi; thế là Sài Gòn đọng lại trong tôi những ngày hoa vàng trải thảm – của hoa điệp, hoa lim và hoa muồng hoàng yến (mà nhiều người vẫn gọi là Osaka).
Nếu một mai tôi xa Sài Gòn…
Tôi e mình không thoát khỏi cái khoảnh khắc nửa đêm vùng dậy để nghe những lời nhạc quá đỗi dịu dàng của Trịnh Công Sơn: Em còn nhớ hay em đã quên - Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng - Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân - Nhớ đèn đường từng đêm thao thức - Sáng cho em vòm lá me xanh… Em còn nhớ hay em đã quên - Nhớ Sài Gòn những chiều lộng gió - Lá hát như mưa suốt con đường đi - Có mặt đường vàng hoa như gấm - Có không gian màu áo bay lên…
Nhưng tôi lại không muốn làm người ra đi. Tôi muốn ở lại cùng cái đẹp đời thường của Sài Gòn như câu kết đầy náo nức của nhạc sĩ Y Vân: Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi; dù ngay tại mảnh đấy này, có khi tôi cũng da diết nhớ một buổi chiều tháng 10 cùng 3 đứa bạn đại học chạy xe thong dong qua bến Bạch Đằng, trầm mình trong màu nắng rất trong và đón làn gió mát từ sông thổi lên. Hơn mười năm rồi, bạn bè cũ có mấy khi gặp lại, kỷ niệm xưa chỉ còn trong một ký ức khó phôi pha.
Con đường Duy Tân cây dài bóng mát
Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát
Vết chân trên đường vẫn chưa phai tàn.
Quả thực, tôi cũng yêu con đường Phạm Ngọc Thạch – một Duy Tân xưa cũ đầy lá me bay trong câu hát của Phạm Duy – nhưng tôi còn yêu hơn khi đi bộ dưới những con đường có hàng cây thẳng đuột và cao vút như Trương Định hay Huyền Trân Công Chúa, những kiểu cây đặc biệt của phố phường mà chỉ Sài Gòn mới có; hay khi chân bước chầm chậm trên đường Nguyễn Du đoạn qua Nhạc viện, cố đón lấy những âm thanh trong trẻo; rồi những buổi sáng lang thang trong phố cổ, mường tượng một Sài Gòn xưa nơi góc nhà hát lớn và khách sạn Continental.
Sài Gòn cũng đi vào lòng tôi như một "thành phố tình yêu và nỗi nhớ": Em ơi hãy lắng nghe, em ơi hãy lắng nghe, nghe thành phố thở; bằng đôi chim nhỏ bay giữa bầu trời; bằng bao nụ cười nghiêng nghiêng chờ đợi; bằng hoa phượng đỏ thương ai trao ai…(Phạm Minh Tuấn – Nguyễn Nhật Ánh). Nhưng rồi tôi lại không thích Sài Gòn phượng đỏ, bởi hoa thì ít mà lá thì nhiều, tôi đã lỡ yêu cái vòm trời như lửa cháy rủ xuống dòng Hương xanh thẳm mất rồi; thế là Sài Gòn đọng lại trong tôi những ngày hoa vàng trải thảm – của hoa điệp, hoa lim và hoa muồng hoàng yến (mà nhiều người vẫn gọi là Osaka).
Nếu một mai tôi xa Sài Gòn…
Tôi e mình không thoát khỏi cái khoảnh khắc nửa đêm vùng dậy để nghe những lời nhạc quá đỗi dịu dàng của Trịnh Công Sơn: Em còn nhớ hay em đã quên - Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng - Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân - Nhớ đèn đường từng đêm thao thức - Sáng cho em vòm lá me xanh… Em còn nhớ hay em đã quên - Nhớ Sài Gòn những chiều lộng gió - Lá hát như mưa suốt con đường đi - Có mặt đường vàng hoa như gấm - Có không gian màu áo bay lên…
Nhưng tôi lại không muốn làm người ra đi. Tôi muốn ở lại cùng cái đẹp đời thường của Sài Gòn như câu kết đầy náo nức của nhạc sĩ Y Vân: Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi; dù ngay tại mảnh đấy này, có khi tôi cũng da diết nhớ một buổi chiều tháng 10 cùng 3 đứa bạn đại học chạy xe thong dong qua bến Bạch Đằng, trầm mình trong màu nắng rất trong và đón làn gió mát từ sông thổi lên. Hơn mười năm rồi, bạn bè cũ có mấy khi gặp lại, kỷ niệm xưa chỉ còn trong một ký ức khó phôi pha.
7.2009
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét