Hoàng hôn trên sông Hương |
Tôi đã đi qua nhiều dòng sông, nhưng vẫn không thấy con sông nào thơ mộng và quyến rũ như dòng Hương xứ Huế. Một người bạn Pháp của tôi quả quyết rằng về bản chất tự nhiên thì sông Hương còn đẹp hơn sông Seine, và dòng sông này như một phụ nữ đẹp quyến rũ, bí ẩn và nguy hiểm, bởi nước sông trong xanh và êm đềm như không hề có sóng, nhưng thực tế thì đây là con sông sâu với rất nhiều vực thẳm.
Lại nhớ câu thơ của Thu Bồn:
“Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
Có nhiều giai thoại về tên con sông này. Tục truyền rằng ngày xưa vua Trần gả Huyền Trân công chúa cho vua nước Chiêm Thành là Chế Mân để lấy hai châu Ô, Lý, khi thuyền đi ngang dòng sông này thì nàng thấy một mùi hương dìu dịu tỏa ra, bèn đặt tên là sông Hương. Sử sách lại cho rằng chúa Nguyễn Hoàng đương lúc băn khoăn không biết nên xây chùa ở đâu thì đêm nằm mộng được một bà tiên bảo rằng hãy đốt hương đi dọc bờ sông, khi nào hương tắt thì dừng lại xây chùa. Chúa Nguyễn làm theo, sau đó đặt tên dòng sông này là sông Hương và ngôi chùa bên bờ sông là chùa Thiên Mụ (hay còn gọi là Linh Mụ). Xoay quanh cái tên của dòng sông này còn có nhiều giai thoại khác, tôi xin trích một đoạn trong bài Sông hoa của Lê Huỳnh Lâm: “Các cụ ngày xưa nói nước sông Hương pha trà thì rất thơm, ngon nên được gọi là sông Thơm, rồi một vài ý kiến lại nói nước trên dòng sông này toả ra một mùi hương dìu dặt của loài cỏ Thạch Xương Bồ mọc dọc ven bờ sông, kẽ đá phía thượng nguồn.” Còn trong bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết: “…tôi thích nhất một huyền thoại kể rằng vì yêu quý con sông xinh đẹp của quê hương, con người ở hai bờ đã nấu nước trăm hoa đổ xuống lòng sông, để làn nước thơm tho mãi mãi. Tôi lĩnh hội ý nghĩa của truyền thuyết ấy như nhà thơ chọn bút hiệu của mình, gửi gắm vào đấy tất cả ước vọng muốn đem cái Đẹp và tiếng Thơm để xây đắp văn hoá và lịch sử”.
Sông Hương đoạn nào cũng đẹp, từ chỗ thượng nguồn nơi có thể nhìn khúc sông uốn lượn từ đồi Vọng Cảnh, đến chỗ dòng nước chia hai ôm lấy cồn Hến và chảy ven vùng Vỹ Dạ xanh tươi trù phú. Nước sông Hương ngọt ngào tạo nên những vườn cây nổi tiếng của đất cố đô như Kim Long, Vỹ Dạ, cả những món ăn rất đặc trưng mà nơi khác làm khó sánh bằng vì thiếu loại hến ngon và loại bắp thơm ngọt của cồn Hến.
Lại nhớ câu thơ của Thu Bồn:
“Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
Có nhiều giai thoại về tên con sông này. Tục truyền rằng ngày xưa vua Trần gả Huyền Trân công chúa cho vua nước Chiêm Thành là Chế Mân để lấy hai châu Ô, Lý, khi thuyền đi ngang dòng sông này thì nàng thấy một mùi hương dìu dịu tỏa ra, bèn đặt tên là sông Hương. Sử sách lại cho rằng chúa Nguyễn Hoàng đương lúc băn khoăn không biết nên xây chùa ở đâu thì đêm nằm mộng được một bà tiên bảo rằng hãy đốt hương đi dọc bờ sông, khi nào hương tắt thì dừng lại xây chùa. Chúa Nguyễn làm theo, sau đó đặt tên dòng sông này là sông Hương và ngôi chùa bên bờ sông là chùa Thiên Mụ (hay còn gọi là Linh Mụ). Xoay quanh cái tên của dòng sông này còn có nhiều giai thoại khác, tôi xin trích một đoạn trong bài Sông hoa của Lê Huỳnh Lâm: “Các cụ ngày xưa nói nước sông Hương pha trà thì rất thơm, ngon nên được gọi là sông Thơm, rồi một vài ý kiến lại nói nước trên dòng sông này toả ra một mùi hương dìu dặt của loài cỏ Thạch Xương Bồ mọc dọc ven bờ sông, kẽ đá phía thượng nguồn.” Còn trong bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết: “…tôi thích nhất một huyền thoại kể rằng vì yêu quý con sông xinh đẹp của quê hương, con người ở hai bờ đã nấu nước trăm hoa đổ xuống lòng sông, để làn nước thơm tho mãi mãi. Tôi lĩnh hội ý nghĩa của truyền thuyết ấy như nhà thơ chọn bút hiệu của mình, gửi gắm vào đấy tất cả ước vọng muốn đem cái Đẹp và tiếng Thơm để xây đắp văn hoá và lịch sử”.
Sông Hương đoạn nào cũng đẹp, từ chỗ thượng nguồn nơi có thể nhìn khúc sông uốn lượn từ đồi Vọng Cảnh, đến chỗ dòng nước chia hai ôm lấy cồn Hến và chảy ven vùng Vỹ Dạ xanh tươi trù phú. Nước sông Hương ngọt ngào tạo nên những vườn cây nổi tiếng của đất cố đô như Kim Long, Vỹ Dạ, cả những món ăn rất đặc trưng mà nơi khác làm khó sánh bằng vì thiếu loại hến ngon và loại bắp thơm ngọt của cồn Hến.
Sông Hương ven đồi Vọng Cảnh |
Xanh biếc giữa núi rừng |
Với tôi, sông Hương là một dòng sông kỷ niệm. Đó là những ngày chủ nhật, vài ba đứa bạn kéo nhau qua Kim Long ăn bánh cuốn hay bún thịt nướng, ngắm vườn cây xanh mướt ven sông. Đó là những chuyến đi chơi thuyền Rồng ngược dòng lên chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén và lăng Minh Mạng rồi thuyền tắt máy, để xuôi theo dòng nước tự trôi về trong làn gió đêm mát rượi và lấp lánh ánh trăng tan, thả những chiếc đèn lồng thắp nến và lặng lẽ chiêm ngưỡng hoa đăng lững lờ trôi trên mặt nước. Đó là những năm cấp III còn học trường Quốc Học, vào giờ chơi vẫn cùng bè bạn băng qua đường đi dạo ở bãi cỏ rộng và xanh trước bờ sông. Đường Lê Lợi rợp mát bóng cây, chạy dài từ ga tàu đến Đập Đá dọc theo sông Hương, băng qua nhiều trường học nên vẫn được du khách gọi bằng một cái tên trìu mến: “con đường áo trắng”.
Nồng nàn sắc phượng |
5.2008
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét